Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị sưng và viêm. Bệnh xảy ra cả ở đối tượng nam và nữ, nguyên nhân gây ra chủ yếu là do vi khuẩn, vi trùng gây nên gây nhiễm trùng đường tiết niệu.Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Viêm niệu đạo là gì
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo, niệu đạo là một ống nối bàng quang ra bên ngoài cơ thể, nước tiểu và tinh dịch đều đi qua niệu đạo. Bệnh gặp ở cả đối tương nam và nữ, nguyên nhân gây ra chủ yếu do vi khuẩn. Đàn ông đô tuổi 20 – 35 có nhiều bạn tình hoặc tham gia và các hành vi nguy cơ cao là nhóm có nhiều ngiu cơ phát triển bệnh nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng viêm niệu đạo:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, các loại virus gây ra mụn rộp và các nhiễm trùng khác lây truyền trong quá trình hoạt động cũng gây ra hiện tượng này.
- Tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, nước hoa, chất diệt tinh trùng trong bao cao su, thuốc mỡ, kem hoặc bọt tránh thai cũng có thể gây kích ứng.
- Thao tác cơ học của dương vật hoặc chấn thương nhẹ có thể gây viêm niệu đạo, hoặc quá trình thủ dâm, hoạt động tình dục mạnh mẽ gây nên chứng bệnh.
- Đôi khi xuất tinh cũng có thể gây ra một cảm giác tạm thời tương tự như viêm niệu đạo. Điều này thường tự biến mất trong một thời gian ngắn mà không cần bất kỳ điều trị nào.
- Viêm niệu đạo mãn tính có thể do vi khuẩn gây ra. Nhưng cũng có thể là do sự thu hẹp của chính bản thân ống niệu đạo.
Dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo
Các dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo:
- Dị ứng niệu đạo
- Cửa niệu đạo bị sưng tấy, tiết mủ, dọc niệu đạo bị đau
- Làm xét nghiệm ba vòng nước tiểu xem trong đó có bao nhiêu hồng cầu, bạch cầu, vòng 1 thường không bình thường.
- Kiểm tra dịch niệu đạo có đốm nhỏ nhuộm màu hoặc do vi khuẩn gây nên
Điều trị viêm niệu đạo
Việc điều trị viêm niệu đạo cần chú ý những điều dưới đây:
1. Dùng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn mycoplasma và chlamydia (chủ yếu là nhiễm vi sinh vật) thì có khoảng 10%-20% nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Trichomonas cư trú ở âm đạo, nấm Candida albicans, vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi khuẩn Streptococcus… Do đó để điệu trị hiệu quả cần dựa vào tình trạng bệnh của từng người, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị thích hợp.
2. Quá trình trị liệu tương xứng
Khuẩn Mycoplasma và Chlamydia là vi sinh vật ký sinh trong tế bào, thường nhạy cảm với kháng sinh hơn so với các vi khuẩn khác vì vậy thời gian dùng thuốc tương đối dài, thường là khoảng hai tuần. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng có thể làm vi khuẩn nhờn thuốc và đề kháng với thuốc khi đó dùng thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.
3. Tốt nhất nên dùng 1 đơn thuốc duy nhất
Sự tương tác giữa các thuốc khá phức tạp do đó trừ khi biết tác dụng bổ sung cho nhau của các loại thuốc không thì nên sử dụng một loại thuốc để tránh tình trạng các loại thuốc đề kháng với nhau làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng chi phí điều trị.
4. Chú ý đến bạn tình
Do nhiều lý do mà một số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không muốn để gia đình biết vì vậy đã bỏ qua việc điều trị đối với bạn tình để dẫn tới viêm nhiễm lặp đi lặp lại, hiệu quả điều trị sẽ không cao.
5. Sức đề kháng của cơ thể
Sử dụng thuốc kết hợp với khả năng đề kháng của cơ thể để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Nếu trong quá trình điều trị mà uống nhiều rượu và quan hệ tình dục sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Phòng tránh viêm niệu đạo hiệu quả
Lưu ý đồ lót
Nên thường xuyên thay đồ lót hàng ngày, giặt và phơi khô trước khi mặc. Chú ý nên chọn đồ lót thoáng và thoát mồ hôi, hạn chế mặc đồ lót quá chật.
Vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nên tắm rửa thường xuyên, song không khuyến khích tắm trong bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.
Thường xuyên rửa âm hộ và hậu môn. Nên rửa từ âm hộ rồi mới tới hậu môn, không làm ngược lại. Nên sử dụng khăn và chậu rửa chuyên dụng, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cửa niệu đạo.
Uống đủ nước
Nên uống nhiều các loại nước thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh,… để tăng khả năng lợi tiểu, tránh việc nước tiểu quá ít, đậm đặc dẫn tới không thể tống xuất các vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.
Chọn dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh phù hợp
Đối với nữ giới nên chọn các sản phẩm vệ sinh có nhãn mác tránh chọn hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể. Thường xuyên thay băng vệ sinh nhằm ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm âm hộ và âm đạo. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa.
Ngủ đủ giấc và quan hệ tình dục an toàn
Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, không nên thúc khuya, tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tần suất sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần không nên quá 3 lần vì khả năng viêm nhiễm niệu đạo sẽ tăng cao.
Nieubao.vn
Trịnh Thái đã bình luận
Em năm nay 17 tuổi . Khi đi tiểu em có cảm giác như kim châm , buốt – khó chịu là bị làm sao ạ. Cách khắc phục như thế nào ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Thái,
Triệu chứng của bạn có thể do Viêm đường tiết niệu gây ra bạn nhé! Niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, biểu hiện như: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường… Nếu không được xử lý, bệnh để lâu ngày có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh như: nhiễm trùng thận, suy thận; tiểu ra máu, thiếu máu…
Với tình trạng này bạn nên sử dụng sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu khỏe mạnh. Bạn dùng liều 6 viên/ngày/2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát. Trong thời gian này, bạn chú ý chế độ vệ sinh cá nhân, kiêng quan hệ, ăn nhiều đồ mát và hạn chế đồ ăn cay nóng để tình trạng bệnh sớm ổn định nhé!
Cần hỗ trợ thêm bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc bạn mau khỏe!