Nếu bạn nghĩ viêm niệu đạo chỉ gặp ở người lớn thì là điều sai lầm. Bệnh viêm niệu đạo vẫn có thể gặp ở đối tượng trẻ em do phụ huynh vệ sinh cho bé không đúng cách. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng tránh tình trạng này cho trẻ.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở trẻ em
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm niệu đạo ở trẻ em. Những nguyên nhân thường gặp như sau:
- Đối với bé gái: Do đặc thù cấu trúc sinh lý của các bé gái là niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo nằm gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm các vi sinh vật từ hậu môn sang gây viêm nhiễm
- Đối với bé trai: Do di tật ở đường tiểu hoặc do hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu bị đọng lại, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân khác như do trẻ tiếp xúc với đất bẩn dẫn tới vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Ngoài ra, trẻ nhỏ đóng bỉm thường xuyên và không đúng cách dễ dẫn tới tình trạng viêm niệu đạo. Phụ huynh vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Biểu hiện viêm niệu đạo ở trẻ em
Các biểu hiện khi trẻ em bị mắc viêm niệu đạo thường gặp là:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không hết, nước tiểu đục, nếu ở giai đoạn nặng có thể ra máu hoặc có mủ xanh.
- Có hiện tượng sốt nhẹ
- Sưng, tấy niệu đạo và lỗ tiểu
- Khi bị viêm niệu đạo, trẻ em thường có những biểu hiên như:
- Bé trai thường có biểu hiện vô thức sờ chim khi tiểu đau, tiểu khó, ngứa ở dương vật.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm như lan sang các bộ phận khác gây viêm nhiễm toàn bộ hệ tiết niệu, viêm bàng quang… Trẻ đau nên quấy khóc, giảm cân và chậm lớn. Nguy hiểm hơn nữa bệnh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hoàn thiện của hệ sinh dục của trẻ.
Phòng tránh viêm niệu đạo ở trẻ em như thế nào?
Cha mẹ nên chủ động phòng tránh viêm niệu đạo cho trẻ bằng các cách như sau:
- Chú ý giữ vệ sịnh cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện, lưu ý đặc biệt với trẻ đang dùng bỉm
- Quan tâm tới trẻ đặc biệt trong các trường hợp trẻ sốt, quấy khóc, không chơi đùa, thường cho tay vào chỗ kín… cần tìm hiểu để phát hiện ra trẻ đang mắc bệnh gì.
- Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể khắc phục bằng việc cắt bao quy đầu, tập cho trẻ thói quen tự đi tiểu và hạn chế đái dầm bằng cách cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày, bổ sung thêm rau, quả để tăng lượng nước. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu viêm niệu đạo cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời.