Viêm niệu đạo là chứng bệnh dễ gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân do cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn và rộng hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập hoặc trong các thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai… Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này ở nữ giới.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở phụ nữ:
1. Do cấu tạo hệ tiết niệu của phụ nữ, niệu đạo thường ngắn, thẳng và rộng hơn so với nam giới do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn của nữ giới lại gần nhau do đó có một lượng vi khuẩn, dịch âm đạonên tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
2. Phụ nữ ở giai đoạn kinh nguyệt hoặc mang thai nếu vệ sinh kém có thể là tác nhân gây viêm niệu đạo. Phụ nữ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở rộng ra, co bóp chậm lại làm nước tiểu chảy chậm hình thành tích dịch nhẹ. Đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và nảy nở.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
Đây là chứng bệnh khá nhiều nữ giới mắc nhưng lại không để ý tới biểu hiện của nó, dưới đây là một số biểu hiện điển hình:
- Dịch tiết âm đạo tăng lên, loãng , dạng mủ hoặc dạng chất nhầy niêm mạc, ngứa bộ phận sinh dục
- Đi tiểu đau, căng tiểu, tiểu dắt, nước tiểu tục, niệu đạo cảm giác nóng rát và đau
- Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng khác
- Lỗ niệu đạo sưng đỏ, bên ngoài có tương dịch hoặc dịch mủ, đôi khi biểu hiện dịch âm đạo nhiều, dạng mủ, nhớt, ngứa ngoài.
- Viêm niệu đạo mãn tính dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, có biểu hiện ớn lạnh, đau lưng, nước tiểu có vi khuẩn, ăn không ngon…
Biến chứng viêm niệu đạo ở phụ nữ
Nếu không được điều trị kịp thời viêm niệu đạo có thể gây ra các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm khung chậu…
Ngoài ra, bệnh còn lây cho cả bạn tình vì viêm niệu đạo có thể lây truyền qua đường tình dục.
Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng, phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo có thể gây sảy thai, chết thai ngoài tử cung, trẻ sơ sinh nhẹ cân, đau mắt hột, nhiễm trùng đường hô hấp…
Phương pháp điều trị
Viêm niệu đạo ở phụ nữ có nhiều cách điều trị:
- Đặt thông tiểu: Nếu là trường hợp chấn thương thì đặt thông tiểu có tác dụng làm cho niệu đạo mở, tránh bí tiểu do phù nề hay do mảnh niêm mạc tróc ra. Hay thông tiểu có tác dụng cầm máu, chảy máu niệu đạo.
- Soi bàng quang: Sử dụng khi không thể đặt thông tiểu
- Dùng thuốc: Điều trị bằng kháng sinh có thể làm mau lành bệnh mà không lây cho người khác. Thời gian điều trị từ 1 – 14 ngày. Nếu nhiễm trùng qua đường tình dục phải điều trị cho cả bạn tình.
Lưu ý: Không nên quan hệ tình dục hoặc có thì phải sử dụng bao cao su cho đến khi điều trị khỏi hẳn.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Giữ vệ sinh cá nhân
Tay là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, chúng có thể thông qua đi tiểu để xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm. Do đó nên rửa tay thường xuyên đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Không nên tắm bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.
Lưu ý đến đồ lót
Thường xuyên thay đồ lót, nên giặt và phơi khô trước khi dùng. Quần lót nên mua những loại thoáng khí và có độ hút ẩm cao, hạn chế mặc quần chật không thoát được mồ hôi.
Dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh
Lựa chọn dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh phù hợp, có nhãn mác tránh mua hàng kém chất lượng. Trong thời kỳ kinh nguyệt thường xuyên thay băng vệ sinh hàng ngày để tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Chế độ sinh hoạt
Ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe
Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tần suất hoạt động vợ chồng vừa phải.
Nieubao.vn
nguyen long đã bình luận
Nong buot rat ở BPSD la benh gi cach dieu tri
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Long,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nóng buốt rát ở BPSD, có thể do tổn thương niệu đạo sau khi giao hợp, viêm nhiễm đường tiết niệu, tuyến tiền liệt hoặc sỏi tiết niệu gây ra. Trước mắt, anh nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày như: uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng tiểu rắt vẫn thường xuyên tái diễn, anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, anh có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp dự phòng yếu tố viêm nhiễm.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!