Viêm niệu đạo là chứng viêm nhiễm xảy ra ở niệu đạo mà cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị mắc. Khi đó niệu đạo thường bị sưng tấy, tiết mủ, dọc niệu đạo bị đau… Ở bất kỳ độ tuổi nào vẫn có thể bị mắc bệnh lý này, nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, do bệnh lý hoặc sinh lý.
Thế nào là viêm niệu đạo?
Niệu đạo là một ống nối bàng quang ra bên ngoài cơ thể, nước tiểu và tinh dịch đều đi qua niệu đạo. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ nguyên nhân chủ yếu gây ra do vi khuẩn. Đàn ông tuổi từ 25 – 35 có nhiều bạn tình hoặc tham gia hành vi nguy cơ cao là nhóm có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhất.
Viêm niệu đạo gây ra một số triệu chứng như sau:
- Niệu đạo dị ứng
- Cửa niệu đạo bị sưng tấy, tiết mủ, dọc niệu đạo bị đau
- Kiểm tra dịch niệu đạo có đốm nhỏ nhuộm màu hoặc do vi khuẩn gây nên
- Xét nghiệm 3 vòng nước tiểu xem trong đó có bao nhiêu hồng cầu, bạch cầu, vòng 1 có bình thường không.
Tỷ lệ nữ giới bị viêm niệu dạo cao hơn hẳn so với nam giới do cấu tạo niệu đạo ngắn và gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Nguyên nhân viêm niệu đạo
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, các loại virus gây mụn rộp và những nhiễm trùng khác lây truyền trong quá trình hoạt động này
- Tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước hoa…
- Thao tác cơ học của dương vật hoặc chấn thương nhẹ dễ dẫn tới các chứng bệnh.
Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới là do:
Cấu tạo lỗ niệu đạo gần âm đạo và hậu môn, khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn rất gần nên tạo một lượng vi khuẩn lớn vào niệu đạo gây bệnh.
Nhịn tiểu làm nước tiểu chứa trong bàng quang trong thời gian dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các tổ chức.
Kinh nguyệt: Trong thời kỳ kinh nguyệt dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Hoạt động quan hệ tình dục có thể đưa vi khuẩn của niệu đạo trước vào trong niệu đạo sau và bàng quang thông qua động tác đẩy
Phụ nữ mang thai: Tử cung đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại làm cho nước tiểu chảy chậm hoặc hình thành dịch nhẹ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nieubao.vn
quang nguyen đã bình luận
Xin chào, tôi đi khám và chuẩn đoán bị viêm niệu đạo, soi tươi dịch niệu đạo có tạp khuẩn ++ và bạch cầu++, tôi đã uống thuốc kháng sinh 1 tháng mà không khỏi. Biểu hiện của tôi và bị đỏ rát, đau nhẹ, sáng ngủ dậy có dịch trong suốt và thấy sưng ở đầu lỗ sáo, đi tiểu bình thường. Tóm lại tất cả chỉ có biểu hiện ở đầu lỗ sáo. Rất mong chuyên gia tư vấn cho tôi tìm giaỉ pháp chữa khỏi bệnh, tôi cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Quang,
Trường hợp của anh viêm niệu đạo đã điều trị kháng sinh 1 tháng, các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, anh nên sắp xếp thời gian tái khám kiểm tra lại để bác sĩ điều chỉnh đơn giúp mình anh nhé! Anh chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, rượu bia, các chất kích thích, chú ý vệ sinh và kiêng quan hệ trong thời gian này. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát. Niệu Bảo có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp cùng đơn thuốc tây để tăng hiệu quả điều trị đều được anh nhé!
Trường hợp của anh có thể dùng Niệu Bảo với liều 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán anh nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp anh về trường hợp của mình, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe!