Tưởng rằng bệnh viêm đường tiết niệu chỉ xảy ra với người lớn nhưng trên thực tế bệnh này vẫn thường gặp trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ gây biến chứng nặng rất cao như nhiễm trùng máu, suy thận và có thể dẫn đến tử vong…
Cần chú ý khi trẻ khóc khi đi tiểu…
Bạn có biết tỷ lệ trẻ em mắc phải viêm đường tiết niệu chỉ đứng sau có viêm hô hấp và viêm đường tiêu hóa, ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm đường tiết niệu. Vì vậy, khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cần chú ý và không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đối với trẻ lớn đã biết nói, thì việc phát hiện viêm đường tiết niệu dễ dàng hơn, hầu hết trẻ đều kêu đau và khóc khi đi tiểu, trẻ đi ít hơn bình thường, cảm giác phải rặn thì mới đi được một chút. Nếu chú ý quan sát thì sẽ thấy nước tiểu có thể hơi hôi và có màu vàng sậm.
Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói thì dấu hiệu quan trọng nhất là trẻ thường khóc mỗi khi đi tiểu do đau rát, bé trai thường có triệu chứng sờ vào chim khi đi tiểu do khó chịu và có thể thấy đầu chim của trẻ bị tấy đỏ, trẻ đi tiểu cũng ít hơn và nước tiểu vàng.
Ngoài ra, trẻ có thể có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài. Vì vậy, nếu trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân thì cha mẹ cũng cần chú ý.
Tại sao trẻ lại dễ mắc viêm đường tiết niệu?
Ngoài việc nắm được những biểu hiện có thể thấy ở trẻ bị viêm đường tiết niệu thì cha mẹ cũng cần phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi trẻ để có cách phòng bệnh cũng như vệ sinh đúng cách. Các cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé !
Đối với bé gái, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn ở bé trai, là do cấu tạo sinh lý ở bé gái niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang, nhất là ở trẻ nhỏ đang phải đóng bỉm thì nguy cơ này càng cao.
Đường tiết niệu ở bé gái
Đối với bé trai, nguyên nhân hay gặp nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu, làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
Thêm một nguyên nhân nữa khiến bé rất dễ bị viêm đường tiết niệu, đó là cách vệ sinh không đúng của cha mẹ hoặc các bảo mẫu ở trường mầm non. Khi trẻ đi ngoài, lưu ý là luôn phải rửa từ trước ra sau (rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới rửa hậu môn). Nếu cứ lo rửa hậu môn cho trẻ trước rồi sau đó lại kéo ngược ra phía trước sẽ có thể đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu của bé (nhất là bé gái), gây viêm nhiễm mà cha mẹ không hay.
Làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ?
Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa tái phát viêm đường tiết niệu ở trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất khi thay tã cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng hoặc máu ở tã hay không, đồng thời chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ, thay bỉm thường xuyên đặc biệt là sau khi đại tiện để vi khuẩn không lây lan sang đường tiết niệu của bé
Thứ hai nên tập cho trẻ thói quen tự đi tiểu tự chủ, không để trẻ đái dầm và chú ý vệ sinh đúng cách bằng việc lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu
Thứ ba cần cho trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày, có thể cho thêm rau quả vào thực đơn hàng ngày để thận thường xuyên được lọc rửa và bài tiết nước tiểu hiệu quả hơn.
Và cuối cùng, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cần phải chữa cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Với trẻ nhỏ, nếu cha mẹ ngại dùng kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, thì có thể sử dụng Niệu Bảo – sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên nhưng tác dụng nhanh không kém gì kháng sinh và đặc biệt rất an toàn, không lo tác dụng phụ, cũng không lo nhờn thuốc. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu và đặc biệt giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
hoàng minh cường đã bình luận
bác sỹ ơi! bác sỹ tư vấn cho e với. con em mới sinh được 7 tuần, mà trước khi di tiểu là khóc thét, khó chịu người rồi mới tiểu được. em cảm ơn ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Cường
Trẻ quấy khóc khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tỉ lệ cao do viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố vi khuẩn tấn công gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiểu.
Nếu tình trạng kéo dài, bạnnên đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Để tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Nguyễn thị tình đã bình luận
Bé nhà mình 5 tuổi bé trai, mấy hôm nay bé đi tiểu liên tục lắt nhắt mà biểu hiện khó tiểu mặc dù bé uống nhiều nước nhưng vẫn không cải thiện cải thiện. Liệu bé bị làm sao?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Tình!
Triệu chứng của bé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chị nhé: Viêm đường tiết niệu, Sỏi tiết niệu hay yếu tố kích thích bàng quang… Chị cho bé uống nhiều nước 1,5- 2 lít nước/ ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế đồ ăn cay nóng và vệ sinh cá nhân hàng ngày. Đồng thời đi khám để biết rõ tình trạng bệnh
Ngoài ra chị có thể cho bé sử dụng thêm sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như: Kim ngân hoa, Kim tiền thảo… giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát trong trường hợp Viêm đường tiết niệu chị nhé
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc bé mau khỏe!
Trần thị ngọc phụng đã bình luận
Con trai em dc 4 thang tuoi, khi di tieu co luc be phai ran, nuoc tieu mau vang sam. Sieu am thi bac si noi binh thuong. Xin bs tu van giup em xem be nha e phai xu tri nhu the nao. E xin cam on
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Phụng,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu phải rặn ở trẻ nhỏ, có thể do nóng trong, viêm nhiễm đường tiết niệu, hẹp niệu đạo hoặc bao quy đầu… Chị nên chú ý cho bé bú hoặc uống nhiều nước hơn; kết hợp vệ sinh và nong bao quy đầu thường xuyên cho bé. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, chị đưa bé tái khám kiểm tra lại để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng phản hồi tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Ngân Hà đã bình luận
Chào bác sĩ! Bé nhà e 15 tháng, cháu đi tiểu có lúc phải rặn, mấy hôm nay thì đi rỉ ra tí, sau một lúc mới tiểu bình thường. Cho e hỏi cháu bị sao ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hà,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu phải rặn ở trẻ nhỏ, có thể do nóng trong, viêm nhiễm đường tiết niệu, hẹp niệu đạo hoặc bao quy đầu… Chị nên chú ý cho bé uống nhiều nước hơn, bổ sung nhiều thực phẩm hoặc nước mát như: râu ngô, mã đề, nước dừa…; kết hợp vệ sinh và nong bao quy đầu thường xuyên cho bé. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, chị đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng phản hồi tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Thu hà đã bình luận
Bé gái nhà cháu được 11 tháng. Khoảng 1 tuần nay bé đi tiểu phải dặn mới đi được, bí tiểu, lượng nước tiểu ít, màu vàng, tiểu nhiều lần. Như vậy là bé bị làm sao ah?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thu Hà!
Hiện tượng khó tiểu, bí tiểu ở đường tiểu thường là triệu chứng của sự viêm nhiễm đường tiết niệu, nhưng cũng có thể do bàng quang hoặc niệu đạo có vật cản trở làm tắc nghẽn. Đôi khi, việc khó tiểu có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý hoặc yếu tố kích thích bàng quang.
Trước mắt, chị chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Nếu các triệu chứng vẫn chưa cải thiện, hoặc kèm theo triệu chứng bất thường như sốt, bí tiểu hoàn toàn, tiểu buốt rát, chị cần cho bé đi khám kiểm tra sớm nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc bé mau khỏe