Phụ nữ mang bầu sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bênh, viêm đường tiết niệu cũng nằm trong danh sách là chứng bệnh dễ mắc. Bệnh khó phát hiện do biểu hiện không rõ ràng và khó phát hiện. Nếu không được điều trị kịp có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Khi mang thai khối lượng tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản, gây giãn niệu quản và ứ đọng nước tiểu. Khi nước tiểu ứ đọng làm giảm độ đặc, có hiện tượng chuyển ngược dòng lên bàng quang và niệu quản.
Vi khuẩn khi đó sẽ dễ dàng bám vào lỗ niệu đạo, sinh trưởng, phát triển và gây bệnh.
Các dạng bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu không có triệu chứng
Thể này không có triệu chứng cụ thể gì, việc xét nghiệm nước tiểu mới phát hiện ra bệnh. Vì vậy trong lần khám thai đầu tiên, phụ nữ mang thai cần đi xét nghiệm nước tiểu để biết chính xác mình có mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không.
Viêm bàng quang
Nếu bị viêm bàng quang thì sẽ dễ dàng phát hiện hơn với những triệu chứng như sau: Có hiện tượng tiểu buốt tiểu dắt, tiểu ra máu gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi.
Viêm thận, bể thận cấp
Vi khuẩn khi đó đã lan lên thận và gây viêm thận – bể thận. Đây được coi thể nặng nhất và nguy hiểm nhất của viêm đường tiết niệu. Người bệnh xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Sốt cao có thể lên 39-40 độ C, người mệt mỏi
- Đau thắt lưng và bộ phận sinh dục
Đây là tình trạng khá nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi, vì vậy nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây ảnh bể thận, viêm thận. Phụ nữ mang bầu sẽ bị choáng, nhiễm khuẩn, viêm thận, thai nhi có nguy cơ sảy cao.
Phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Để phòng tránh hiệu quả, bà bầu nên đi xét nghiệm nước tiểu ở lần đi khám thai đầu tiên và sau đó mỗi lần đi khám thai định kỳ nên xét nghiệm nước tiểu.
Nếu nằm ở thể nặng cần được điều trị kịp thời, sử dụng kháng sinh nhưng tránh các loại ảnh hưởng tới thai nhi.
Nieubao.vn