Viêm đường tiết niệu (VĐTN) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu mà nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn thường gặp nhất là E.coli, một vi khuẩn điển hình và luôn tồn tại ở trong ruột.
Không giống như nhiều bệnh khác, viêm đường tiết niệu là bệnh hay găp và xảy ra ở mọi lứa tuổi (từ trẻ em đến người cao tuổi), xảy ra ở cả nam và nữ. Hơn 50% phụ nữ có ít nhất 1 lần trong đời bị viêm đường tiết niệu và phần lớn trong số đó lại bị tái nhiễm.Với nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tái nhiễm cao nên đa số mọi người có thái độ chủ quan xem thường trong việc điều trị VĐTN. Việc điều trị VĐTN không kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Làm thế nào để biết được mình đang bị VĐTN?
Bệnh viêm đường tiết niệu có biểu hiện và dấu hiệu nhận dạng khác nhau tuỳ thuộc vào đoạn đường tiết niệu bị bệnh. Nhưng nhìn chung thì VĐTN có các dấu hiệu cơ bản sau:
– Đái buốt : là cảm giác rất khó chịu khi đi tiểu, cảm giác nóng rát buốt như kim châm làm cho bệnh nhân sợ đi tiểu.
– Đái rắt: bệnh nhân đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi ít.
– Bí đái: là tình trạng bệnh nhân có bàng quang căng đầy nước tiểu, mót đi tiểu dữ dội , liên tục ngày một tăng nhưng không thể đái được.
– Đái khó: bệnh nhân khó đi tiểu, phải rặn khi đi tiểu, tia tiểu yếu, không thành tia mà nhỏ giọt ngay dưới mũi chân, bệnh nhân có cảm giác muốn muốn đi tiểu nhưng không đi ngay được, thời gian bãi đái kéo dài, đái không hết bãi( sót nước tiểu).
– Đái mủ và đái máu. Mủ và máu là những thành phần ngoại lai không có trong nước tiểu. Nó chỉ xuất hiện trong bệnh nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác.
– Ngoài ra bệnh nhân có thể đau mỏi toàn thân, đau hố sườn lưng, đau tăng lên khi ấn vào .
– Viêm đường niệu còn một số dấu hiệu khác như ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đau rát âm hộ, đỏ rát âm đạo, ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, dịch mủ vào sáng sớm mai ở nam giới.
Liệu bệnh nhân có thể tử vong vì viêm đường tiết niệu hay không?
VĐTN nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ tiết niệu cũng như toàn thân. Sau đây là một số biến chứng hay gặp của VĐTN
1. Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu:
Sinh lý hệ tiết niệu có khả năng ngăn không cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Khi VĐTN mạn tính lâu ngày làm khả năng co bóp của các cơ thắt tại các khúc nối không còn nữa, làm nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên mang theo các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
2. Giảm chức năng thận, suy thận:
Khi VĐTN lâu ngày, các tổ chức thận bị xâm nhiễm nhiều tế bào xơ và mỡ có thể gây tổn thương vĩnh viễn, bao gồm cả những vết sẹo thận, chức năng thận kém, suy thận, huyết áp cao, và các vấn đề khác ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của cơ thể.
3. Rò mủ sang cơ quan lân cận.
Những trường hợp VĐTN nặng như : thận mủ, hư thận mủ, áp xe thận…, mủ có thể phá và rò sang tổ chức khác như: đại tràng, gan, màng phổi…gây nhiễm trùng ổ bụng.
4. Gây sỏi tiết niệu:
Khi VĐTN ure trong nước tiểu bị thủy phân thành ammoniac và cacbondioxid làm kiềm hóa nước tiểu sinh ra sỏi tiết niêu.
Ngoài ra, niêm mạc đài bể thận bị bong chóc từ đó là nhân tạo sỏi.
5. Vô sinh:
VĐTN ở nam giới có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh do hẹp và tắc đường dẫn tinh.
6. Nhiểm khuẩn huyết và tử vong:
Những trường hợp VĐTN cấp, vi khuẩn trong hệ tiết niệu phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân, sau đó một phần vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.Lúc đó tình trạng bệnh nhân rất nặng, toàn thân có hội chứng nhiễm trùng ( sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…), nhiễm độc nặng (người mệt mói, lơ mơ..) Tình trạng này nếu không được phát hiện hồi sức và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu và nhanh chóng tử vong nếu không được hồi sức và điều trị kịp thời.
Qua những dẫn liệu trên, có thể thấy nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh hay gặp và cần được chú ý trong chiến lược phòng chống bệnh tật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.Khi bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu cần phải điều trị triệt để, kip thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Theo: Nieubao.vn
ngoc đã bình luận
Cháu chào các bác cháu đang bị bệnh tiết niệu cháu rặn mạnh lại thấy ra ít máu ở đường tiết niệu hôm cháu đi khám thì BS bảo viêm tiết niệu nhưng cháu k đái ra máu mà chỉ đi vệ sinh nặng rặn mạnh lại bị ra máu phần âm đạo đi khám thì BS nói là chảy máu ở đường tiết vậy cháu hỏi bị như vậy có sao k ạh
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Ngọc,
Trường hợp của bạn bị viêm đường tiết niệu, niêm mạc đường tiểu tổn thương gây tình trạng xuất huyết. Bạn nên hạn chế việc cố rặn mạnh khi đi tiểu, chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!