Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở đối tượng là trẻ em, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thế nào là nhiễm khuẩn đường tiết niệu?
Đây là tình trạng viêm đường tiết niệu đặc trưng bởi sự gia tăng vi khuẩn niệu, bạch cầu niệu bất thường. Tình trạng viêm đường tiết niệu trên là viêm thận, bể thận; viêm đường tiết niệu dưới là viêm bàng quang.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở bé gáu cao hơn 5 lần so với bé trau nguyên nhân do niệu đạo nữ ngắn và gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, dịch trong tuyến tiền liệt có nhiều chất diệt khuẩn.
Chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu được xếp thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô haaos và tiêu hóa do tính chất nguy hiểm của bệnh.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân
Có đến 88% các trường hợp gây ra do vi khuẩn E.Coli . Bệnh gây ra do vi khuẩn Proteus thường chỉ gặp đối với trẻ trai trên 1 tuổi, hoặc những trẻ bị sỏi tiết niệu.
Vikhuẩn Klebsiella pneumoniae và Enterococcus gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu chỉ gặp đối với trẻ sơ sinh. Những bệnh nhân phải nằm viện vì bệnh thận- tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu, sau can thiệp ngọai khoa, thường kháng nhiều loại kháng sinh gây ra do vi khuẩn Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ do nấm và siêu vi khuẩn thường hiếm gặp hơn.
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ tiểu, sinh sôi và phát triển trong đường tiểu. Có thể do đi vệ sinh không lau rửa sạch sẽ và đúng cách. Lau từ sau ra trước làm vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu. Những trường hợp thường gặp nhất là trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nữ niệu đạo ngắn gần hậu môn, giun kim…
Con đường gây bệnh do nhiễm trùng đường máu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng hiếm khi gặp trường hợp này và chỉ gặp ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu của bệnh
Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi mắc bênh:
- Sốt kéo dài, có khi sốt cao nhưng có 10-15% trường hợp không sốt mà thân nhiệt giảm
- Bé quấy khóc nhiều
- Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy
- Đái dắt đái buốt
- Nước tiểu bị đục
Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ
Hiện tượng được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có triệu chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gây nhiễm trùng nhẹ, vừa đôi khi là không có. Trẻ thường xuyên quấy khóc, đái rắt đái buốt.
Cơ thể biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết, sưng đau vùng thận, đau bụng hoặc vùng thắt lưng rối loạn tiêu hoá cấp. Ngoài ra nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu rất hay gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tương tự như hai loại trên.
Nhóm 2
Là nhóm không có triệu chứng, thường khó phát hiện và chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Chứng bệnh này thường gặp ở các bé gái nhiều hơn.
Do tính chất biến hóa không lường cũng như những biến chứng bệnh có thể gây ra cho bệnh nhân, các bậc phụ huynh cần xây dựng một phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách đặc biệt là vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ giúp trẻ tránh xa bệnh tật.
Chuẩn đoán và điều trị
Chuẩn đoán
Xét nghiệm và thăm dò phục vụ chuẩn đoán: Khi có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần đưa đến các trung tâm y tế để chuẩn đoán kịp thời.
Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.
Siêu âm, chụp Xquang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay chứng tái phát.
Điều trị
Đối với trường hợp bị viêm bàng quang: Điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà với một số loại kháng sinh như amoxicillin, ampixillin, cotrimoxazol. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày.
Đối với các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trên, trẻ nên nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt có thể uống kháng sinh và theo dõi còn trường hợp nặng hơn thì điều trị bằng kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh.
Khi phát hiện có các dị dạng hoặc bất thường ở đường tiểu như khít, hẹp bao quy đầu… thì cần phối hợp với các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Nguồn: SKDS
Hồ thị lệ đã bình luận
Con e đc6 tháng bé đi khám bs chẩn đoán bị nhiễm khuẩn đường tiết liệu.Bs kê đơn thuốc bé uống đc 1 hôm rồi nhưng vẫn sốt đều trên 38•c,uống thuốc hạ sốt cũng k hạ.Vậy giờ e fai làm sao ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Lệ,
Bên cạnh việc cho bé dùng thuốc theo đơn bác sĩ, mẹ có thể kết hợp một số phương pháp hạ sốt tại nhà như sau:
+ Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng, không có gió lùa, hạn chế việc nhiều người vây quanh trẻ.
+ Tiến hành lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn bông mềm, sạch nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, mẹ chú ý các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C, mặc lại quần áo cho trẻ.
+ Mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol theo cân nặng để hạ sốt. Còn trong trường hợp trẻ bị nôn trớ, khó uống thuốc thì có thể dùng thuốc hạ sốt loại viên đặt hậu môn với liều 15mg – 20mg/kg trọng lượng cơ thể.
+ Bên cạnh việc cho bé uống thuốc thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé, giúp bé không kiệt sức.
Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu,… do đó nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Lúc này, mẹ cần bù nước cho trẻ bằng nước lọc, các loại nước ép trái cây,…do đó mẹ cần bù nước cho trẻ bằng các loại nước lọc, dung dịch oresol hoặc nước trái cây như cam, chanh nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp chăm sóc trên mà trẻ vẫn không hạ sốt thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.
Cần hố trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để được tư vấn trực tiếp!
Ngan đã bình luận
Xin chao bac si!
Con gai toi nam nay 5 tuoi, toi qua chau noi voi me la dau o bo phan sinh duc. Sau khi di tieu chau dau va khoc. Khi tieu xong toi rua ray thi chau lai binh thuong. Chau chi bao la dau khi di tieu.
Xin bac si tu van nhu the co phai la viem duong tiet nieu khong va cach chua trin nhu the nao?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Ngân,
Tiểu buốt rát ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tỉ lệ cao do viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố nhiễm khuẩn ngược dòng và cơ địa nóng trong gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiểu.
Chị chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, mặc quần áo thoáng mát, chú ý vệ sinh cá nhân cho bé. Ngoài ra, kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Trường hợp của bé nhà 5 tuổi, chị có thể cho bé dùng Niệu Bảo với liều 2 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong khoảng 2-3 tuần vào đợt cấp viêm đường tiết niệu chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
tuyền đã bình luận
bé nhà tôi 2 tuổi, sau khi sốt 37 độ thì bị hạ thân nhiệt, hay vã mồ hôi, chân tay lạnh có lúc đó từ 35 độ – 35.5 độ, nay đã khỏi, nhưng bị bệnh đái dắt, đọc bài này thấy có vẻ như bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đúng không ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Tuyền,
Trẻ bỗng nhiên hạ thân nhiệt kèm theo vã mồi hôi, chân tay lạnh, hiện đã ổn định, chị vẫn cần theo dõi thân nhiệt của bé, nếu có triệu chứng bất thường cần đưa bé đi khám ngay. Tiểu rắt, tiểu khó có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường do yếu tố nguy cơ nóng trong hoặc viêm nhiễm tổn thương hệ tiết niệu gây ra. Đôi khi trong trường hợp trẻ sốt cao cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Trước mắt chị nên cho bé uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cho bé, có thể bổ sung thêm nước râu ngô, mã đề, hoặc nước cam, nước dừa…, theo dõi thêm một vài ngày. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, chị đưa bé đi khám kiểm tra.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!
thư đã bình luận
Con em 6 tháng đi khám ở Bệnh viên Xanh pôn, Bác sĩ kết luận nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hiện tại cháu vẫn còn bị tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu không thành dòng. Cho em hỏi vậy có nguy hiểm không và điều trị như nào? Em cám ơn Bác sĩ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thư!
Qua những thông tin, triệu chứng chia chia sẻ, và chị đã cho cháu đi khám Bác sĩ, hiện cháu đang có biểu hiện của Viêm đường tiết niệu. Trường hợp này, chị cho cháu dùng thuốc theo đơn của Bác sĩ. Bên cạnh đó chị có thể cho cháu dùng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, hạn chế tái phát chị nhé!
Ngoài ra cần chú ý chế độ ăn uống và vệ sinh cho cháu hợp lý. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ và chế độ ăn dặm đầy đủ các loại thịt, cám trứng, sữa, rau xanh, hoa quả tươi…Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, hạn chế đóng bỉm.
Cần thêm thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ tổng đài 18001723 (miễn cước gọi trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Dũng đã bình luận
Lấy nước tiểu lúc xét ngiệm cho bé nên lấy vào lúc nào ạ,có cần rửa sạch trước khi lấy không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Dũng
Khi lấy nước tiểu để xét nghiệm bạn chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho bé, nên lấy nước tiểu ở giữa dòng tiểu và lấy vào buổi sáng khi bé vừa ngủ dậy bạn nhé.
Bé nhà mình năm nay bao nhiêu tuổi rồi và hiện bé thường gặp những triệu chứng như thế nào vậy bạn?
Sau xét nghiệm nước tiểu có kết quả chính xác bạn có thể liên hệ tổng đài 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!