Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở đối tượng là trẻ em, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thế nào là nhiễm khuẩn đường tiết niệu?
Đây là tình trạng viêm đường tiết niệu đặc trưng bởi sự gia tăng vi khuẩn niệu, bạch cầu niệu bất thường. Tình trạng viêm đường tiết niệu trên là viêm thận, bể thận; viêm đường tiết niệu dưới là viêm bàng quang.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở bé gáu cao hơn 5 lần so với bé trau nguyên nhân do niệu đạo nữ ngắn và gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, dịch trong tuyến tiền liệt có nhiều chất diệt khuẩn.
Chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu được xếp thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô haaos và tiêu hóa do tính chất nguy hiểm của bệnh.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân
Có đến 88% các trường hợp gây ra do vi khuẩn E.Coli . Bệnh gây ra do vi khuẩn Proteus thường chỉ gặp đối với trẻ trai trên 1 tuổi, hoặc những trẻ bị sỏi tiết niệu.
Vikhuẩn Klebsiella pneumoniae và Enterococcus gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu chỉ gặp đối với trẻ sơ sinh. Những bệnh nhân phải nằm viện vì bệnh thận- tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu, sau can thiệp ngọai khoa, thường kháng nhiều loại kháng sinh gây ra do vi khuẩn Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ do nấm và siêu vi khuẩn thường hiếm gặp hơn.
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ tiểu, sinh sôi và phát triển trong đường tiểu. Có thể do đi vệ sinh không lau rửa sạch sẽ và đúng cách. Lau từ sau ra trước làm vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu. Những trường hợp thường gặp nhất là trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nữ niệu đạo ngắn gần hậu môn, giun kim…
Con đường gây bệnh do nhiễm trùng đường máu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng hiếm khi gặp trường hợp này và chỉ gặp ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu của bệnh
Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy ở trẻ khi mắc bênh:
- Sốt kéo dài, có khi sốt cao nhưng có 10-15% trường hợp không sốt mà thân nhiệt giảm
- Bé quấy khóc nhiều
- Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như biếng ăn, nôn hoặc tiêu chảy
- Đái dắt đái buốt
- Nước tiểu bị đục
Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ
Hiện tượng được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có triệu chứng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gây nhiễm trùng nhẹ, vừa đôi khi là không có. Trẻ thường xuyên quấy khóc, đái rắt đái buốt.
Cơ thể biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết, sưng đau vùng thận, đau bụng hoặc vùng thắt lưng rối loạn tiêu hoá cấp. Ngoài ra nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu rất hay gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tương tự như hai loại trên.
Nhóm 2
Là nhóm không có triệu chứng, thường khó phát hiện và chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Chứng bệnh này thường gặp ở các bé gái nhiều hơn.
Do tính chất biến hóa không lường cũng như những biến chứng bệnh có thể gây ra cho bệnh nhân, các bậc phụ huynh cần xây dựng một phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách đặc biệt là vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ giúp trẻ tránh xa bệnh tật.
Chuẩn đoán và điều trị
Chuẩn đoán
Xét nghiệm và thăm dò phục vụ chuẩn đoán: Khi có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần đưa đến các trung tâm y tế để chuẩn đoán kịp thời.
Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.
Siêu âm, chụp Xquang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay chứng tái phát.
Điều trị
Đối với trường hợp bị viêm bàng quang: Điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà với một số loại kháng sinh như amoxicillin, ampixillin, cotrimoxazol. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày.
Đối với các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trên, trẻ nên nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt có thể uống kháng sinh và theo dõi còn trường hợp nặng hơn thì điều trị bằng kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh.
Khi phát hiện có các dị dạng hoặc bất thường ở đường tiểu như khít, hẹp bao quy đầu… thì cần phối hợp với các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Nguồn: SKDS
Nguyễn Thị Lê đã bình luận
Bé nhà e được 6 tháng rưỡi ma tieu ít khoảng 20 ml ha, nước tiểu thì vàng đậm, đầu thì lúc nào cũng ấm ,do mo hoi nhiều con lai k chịu uống sữa, khoảng cách xa lắm 4 tiếng mới đi tiểu, cho e hỏi về nhà e bệnh j z bác si
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Lê.
Theo những triệu chứng chị cung cấp, hiện bé nhà mình vẫn chưa có dấu hiệu bệnh lý chị nhé. Do lượng nước cung cấp cho cơ thể bé hàng ngày ít và bé ra mồ hôi nhiều nên lượng nước để thận tích lũy và lọc tạo thành nước tiểu ít, dẫn tới tình trạng đi tiểu ít, màu sắc nước tiểu vàng đậm chị nhé.
Với tình trạng của bé, bạn nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung đồ mát, rau của quả tươi vào khẩu phần ăn của bé, chú ý vệ sinh cá nhân cho bé chị nhé.
Cám ơn chị. Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe nhé.
Lê Thanh Quân đã bình luận
Dạ, thưa các bác. Bé gái nhà em 34 tháng. Bị sốt 6 ngày nay, có kèm ho và sổ mũi. Ngày đầu tiên sốt cao 39,5 độ vào buổi tối phải dùng hạ sốt. Ngày thứ 2 cũng vậy. Ngày thứ 3 và 4 cháu sốt nhẹ hơn 38,5 nhưng phải xử dụng 2 lần thuốc hạ sốt. Ngày thứ 5, 6 cháu sốt nhẹ hơn 37,5 – 38 độ. Thân nhiệt âm ấm nhưng không cần hạ sốt, cháu vẫn vui chơi bình thường, nghịch như giặc, chỉ lúc quá nóng người thì hơi quấy một chút. Ăn uống hơi giảm hơn. Vệ sinh bình thường.
Nay em có cho cháu đi xét nghiệm máu và nước tiểu. Trong xn nước tiểu có chỉ số hồng cầu là 250 (mức bình thường là <5). Bs kết luận cháu bị nhiễm khuẩn tiết liệu. Bs bảo nhập viện điều trị, nhưng gđ xin điều trị ngoại trú. Bs kê đơn thuốc gồm: Bicebid (cefixim) 200g, Vitamin C+rutin 500g, hạ sốt paracetamon. Các bác cho em hỏi? Điều trị như vậy có yên tâm không ạ. Hay phải nhập viện, hoặc phải làm thêm xn gì không ạ? Cho em lời khuyên để em yên tâm.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị,
Trường hợp viêm đường tiết niệu của bé, chị cho bé điều trị theo đơn chỉ định của bác sĩ, theo dõi và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Chị chú ý cho bé uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo cho bé 34 tháng tuổi là 1 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 2-3 tuần để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Luu thị ngọc đã bình luận
Bé nhà cháu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phải làm sao ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Ngọc,
Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu máu hoặc màu nước tiểu bất thường… Chị chú ý cho cháu uống đủ nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Bên cạnh đó có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Hiện sản phẩm đã được bán ở hầu khắp các nhà thuốc tây, chị có thể tham khảo điểm bán tại link sau: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 1800.1723 vào giờ hành chính chị nhé.
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe!
Nguyễn hồng thơm đã bình luận
Nhiễm khuẩn đường tiết liệu thường sốt mấy ngày thì hết sốt ạ , bé nhà e sốt 2 ngày nay rồi ạ uống hạ sốt 6-7 tiếng là sốt lại 1 lần ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Nguyễn hồng thơm!
Phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, nguyên nhân vi khuẩn hay virus mà cơ thể sẽ có những phản ứng sốt cũng như thời gian khác nhau. Trường hợp của bé bạn nên cho bé đi khám lại nếu thấy sau dùng thuốc bệnh không thuyên giảm nhé.
Cần tư vấn thêm bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 18001723 nhé
Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!