Tiểu không tự chủ hay còn gọi là đái không tự chủ là hiện tượng nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn của chúng ta, và không thể nàm điều khiển được bàng quang của mình. Hiện tượng xảy ra làm xáo trộn cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và tự ti trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp xử trí khi gặp trường hợp này.
Nguyên nhân tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ (són tiểu) gây ra do một số nguyên nhân dưới đây:
1. Hệ thống bàng quang bị suy yếu (bao gồm cơ thắt bàng quang, niệu đạo và các cơ tầng sinh môn). Phụ nữ đã sinh đẻ hoặc đã có lần sinh con quá lớn, người chơi thể thao nặng hoặc đã qua một phẫu thuật tầng sinh môn. Đây là són tiểu cố sức và chiếm tới 80% các trường hợp. Khi làm việc nặng, ho, hắt hơi mạnh bệnh nhân cũng có thể són ra vài giọt nước tiểu.
2. Bàng quang dễ bị kích động; khi đầy, bàng quang tự động co bóp ngoài ý muốn, gây són tiểu.
Điều trị tiểu không tự chủ
Do nguyên nhân thứ nhất:
Điều trị bao gồm việc tập luyện làm mạnh các cơ tầng sinh môn và đẩy bàng quang lên, do các thầy thuốc chuyên về hồi phục chức năng hướng dẫn. Tập luyện bằng kích thích điện qua đường âm đạo. Phương pháp chữa trị này không đau và có khả năng mang lại hiệu quả khá cao và lâu bền.
Phẫu thuật chỉ sử dụng với những phụ nữ bị són tiểu quá nặng, phục hồi chức năng bị thất bại.
Do nguyên nhân thứ hai:
Điều trị bằng các loại thuốc kháng muscarin nhằm tác động trên các điểm cảm thụ gây co bóp bàng quang, làm giảm tần số co bóp và cải thiện khả năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang.
Bài tập cho người tiểu không tự chủ
Các bài tập sau đây đặc biệt có tác dụng tốt với những trường hợp tiểu tiện không tự chủ do căng bàng quang. Khi các cơ này đã suy yếu thì phải tập ít nhất sau 4-6 tuần mới có kết quả.
Bài tập1
Người bệnh ngồi trên ghế cứng, ngả người về phía trước, hai khuỷu tay chống lên đầu gối. Cũng có thể nằm ngửa, đầu gối gấp, hai bàn chân để thẳng lên mặt giường.
Bài tập 2
Co các cơ đại tiểu tiện giống như khi nhịn đi tiểu hoặc đại tiện. Giữ như vậy và đếm đến 3 rồi thả lỏng. Làm động tác này 10 lần. Mỗi ngày làm ít nhất 3 đợt. Khi đã quen có thể làm bất cứ lúc nào, ngay cả ở tư thế ngồi hoặc đứng.
Bài tập 3
Tập giữ nước tiểu: Tập dừng lại khi đã tiểu được một nửa, đếm đến 3, sau đó đái tiếp. Tập như vậy nhiều lần sẽ làm cho cơ thắt khoẻ hơn. Khi đã quen có thể nhịn lâu hơn. Phải tập động tác này thường xuyên mỗi khi tiểu tiện. Nếu bỏ lâu không tập, các cơ sẽ yếu đi.
Bài tập 4
Tập phản xạ đi tiểu: Nên đi tiểu theo giờ nhất định, dù lúc đó đã mót tiểu hay chưa. Nếu mót tiểu khi chưa đến giờ, nên tập bằng cách nhịn tiểu khoảng 5 phút. Lúc đầu có thể đái dầm, nhưng sau đó bàng quang sẽ quen cho đến khi có thể chủ động tiểu tiện được.
Tiểu không tự chủ không nên ăn gì?
Không uống quá ít hoặc quá nhiều nước
Để cơ thể khỏe mạnh chỉ cần uống đủ nước, nếu uống quá nhiều thì làm bàng quang hoạt động quá độ còn nếu uống quá ít chỉ gây kích thích bàng quang và gia tăng viêm nhiễm.
Đồ uống có cồn
Bia rượu hoặc các đồ uống chứa cồn đều làm cơ thể bị mất nước và tăng số lần đi tiểu. Do đó khi uống bia rượu sẽ làm tăng số lần đi tiểu
Các nguồn cafein
Cafein kích thích bàng quang như một hoạt chất lợi tiểu, khiến nó tăng tiết nước tiểu. Giảm hay hạn chế chất cafein sẽ giúp kiểm soát được sự kích thích bàng quang.
Thực phẩm – Đồ uống có tính axit
Cam có tính axit gây kích thích bàng quang
Các loại quả họ cam quýt, nước bưởi, cà phê, trà và cà chua là những thực phẩm có tính axit và kích thích bàng quang, vì thế nếu mắc chứng tiểu không tự chủ thì phải cắt giảm các thực phẩm, đồ uống này.
Đồ uống có ga, gia vị cay
Đây là những thứ gây kích thích bàng quang rất mạnh vì thế tốt nhất để giảm chứng tiểu không tự chủ nên bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi chế độ dinh dưỡng.
Thực phẩm ngọt
Đường, mật ong và các loại chất ngọt nhân tạo cũng có thể gây kích thích bàng quang. Vì vậy nên hạn chế chúng để giảm số lần phải vào toilet.
Thuốc
Một số loại thuốc trong điều trị huyết áp cao , chống trầm cảm có thể gây chứng kích thích bàng quang. Vì vậy nên trao đổi với bác sĩ nếu mình mắc chứng bệnh tiểu không tự chủ.
Nieubao.vn
Nguyễn thị thanh Tuyền đã bình luận
Chào bác sĩ!
Con tôi năm nay 6 tuổi, thời gian gần đây cháu ngủ đêm hay tè dầm và nhiều lần mắc tè thì không kềm đc, tôi lo lắm k biết cháu bị làm sao nửa , từ đó đến giờ cháu chưa từng bị vậy, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Tuyền ,
Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ. Nói chung đái dầm ở trẻ dưới 6 tuổi không phải điều đáng lo ngại vì lúc này trẻ vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn ở trẻ lớn, đặc biệt trên 10 tuổi trở lên thì sẽ gây cho các bé nhiều vấn đề tâm lý phức tạp và có thể là dấu hiệu bệnh lý bất thường. Các bậc cha mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này và đừng la mắng trẻ vì sẽ làm cho bé căng thẳng hơn và đái dầm có thể tăng thêm. Tốt hơn hết, cha mẹ nên kiên trì và thông cảm, chú ý nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ và không nên uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Khi dùng các biện pháp trên mà trẻ vẫn tiểu dầm thì có thể dùng thuốc. Tuy nhiên dùng thuốc gì và dùng như thế nào thì cần sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng.
Trường hợp của bé, chị nên tiếp tục theo dõi, nếu tình trạng không cải thiện chị có thể đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp khắc phục.
Nếu cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Hương đã bình luận
Em bị đi tiểu không tự chủ, bị từ lúc 15 tuổi đến nay đã 25 tuổi và tình trạng hiện nặng hơn. Xin hãy tư vấn giúp em.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Hương!
Tiểu không tự chủ (kiểm soát) là không có khả năng tự chủ (kiểm soát) việc phát hành của nước tiểu từ bàng quang, gây các triệu chứng khó chịu cho người bệnh! Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: lo lắng căng thẳng, chứng bàng quang kích thích, viêm nhiễm đường tiết niệu, sử dụng các chất kích thích hay do dùng một số nhóm thuốc dãn cơ…
Vậy nên bạn cần đi khám và điều trị theo đơn của bác sỹ chuyên khoa bạn nhé
Cần hỗ trợ thêm bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc bạn mau khỏe!