Hiện tượng tiểu dắt làm người bệnh tăng số lần đi tiểu lên trong ngày, nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần đi rất ít, nước tiểu có màu vàng đục. Nó làm cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn và mang lại nhiều phiền phức. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ cụ thể cho từng trường hợp bị tiểu dắt, bạn đọc cùng tham khảo.
Nguyên nhân gây ra tiểu dắt khá nhiều, có thể do thể dục quá sức, do thuốc hoặc có thể do mắc các bệnh về đường tiết niệu. Việc xác định rõ nguyên nhân rất có ích cho việc điều trị sau này.
1. Tiểu dắt co cơ sàn chậu không đàn hồi
Cơ sàn chậu có tác dinh hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo, khi bị suy yếu thì lúc bạn cười cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như bình thường kiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
Khi gặp trường hợp này cần tạo một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen cho bàng quang và giúp nó không bị rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình vẫn không có gì khả quan nên tham gia lớp vật lý trị liệu để tăng cường sàn chậu.
2. Tiểu dắt do hoạt động thể dục quá sức
Nếu bị tiểu dắt do thể dục quá sức, do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình tập luyện quá sức. Vì vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao và vận động một cách vừa phải.
3. Tiểu dắt do thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tiểu dắt. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…
Bạn nên đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Tiểu dắt do trà và cà phê
Uống đủ nước tốt cho sức khỏe
Thực tế thì trà và cà phê có tác dụng kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Do đó khi mắc chứng tiểu rắt cần suy nghĩ khi uống đồ uống này. Khi gặp phải trường hợp này bạn nên uống nước lọc sau khi dùng trà, cà phê. Nên hạn chế uống chúng vào buổi sáng nếu thực sự thấy không cần thiết, đặc biệt nên nhớ không nên lạm dụng loại đồ uống này.
5. Tiểu dắt do viêm nhiễm đường tiết niệu
Các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu gây kích thích lên niêm mạc bàng quang gây ra hiện tượng tiểu rắt. Kèm theo đó là hiện tượng ngứa, bỏng rát, chảy nước và có mùi hôi ở vùng kín. Khi đó, bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.
Khi mặc quần áo quá chật có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu vì vậy nên chọn một chiếc quần jean vừa phải không quá chật, hoặc quần áo chất liệu cotton để thoải mái hơn.
6. Tiểu dắt do táo bón
Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bị táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu dắt. Để tránh trường hợp này, bạn nên thực hiện chế độ ăn phù hợp với nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước.
Nieubao.vn