Tiểu ra máu ở trẻ em gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó hoặc chỉ là do nguyên nhân không nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiểu ra máu ở trẻ em, bạn đọc cùng theo dõi.
Nguyên nhân tiểu ra máu
1. Nhiễm trùng tiểu
Tiểu ra máu ở trẻ trong trường hợp này không kèm tiểu đạm, sốt, đau bụng, đau khớp. Chủ yếu là do nhiễm trùng tiểu dưới như viêm bàng quang, các bé chỉ cần được theo dõi và điều trị kháng sinh trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.
2. Sử dụng thuốc
Tiểu máu cũng có thể xảy ra khi trẻ dùng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc kháng đông.
3. Bệnh lý cầu thận
Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng thường gặp ở trẻ từ 3 -15 tuổi do viêm họng hoặc viêm da do liên cầu vi trùng bêta tan huyết nhóm A gây ra. Trẻ không được điều trị viêm họng hay viêm da dẫn đến viêm cầu thận. Trẻ sẽ phù, tiểu ít, tiểu máu, cao huyết áp, có thể xảy ra biến chứng suy thận cấp, suy tim và phù phổi cấp…
4. Tiểu máu lành tính gia đình
Đây là bệnh lý màng cơ bản cầu thận mỏng, gây tiểu ra máu đối với trẻ nhỏ.
5. Bệnh lupus đỏ hệ thống
Đây là bệnh tổn thương đa cơ quan. Trẻ có sốt, đau khớp, tổn thương hệ tạo máu, tổn thương thận hay gặp ở trẻ gái.
6. Một số bệnh lý khác
Ví dụ như hội chứng thận hư, hội chứng Alport…
7. Nguyên nhân khác
Tình trạng sốt cao; vận động gắng sức; chấn thương; sỏi hệ tiết niệu; dị vật đường tiết niệu (thận ứ nước, thận đa nang) cũng gây tiểu máu
Tiểu ra máu là nguy hiểm?
Những trường hợp dưới đây tiểu ra máu là nguy hiểm đến sức khỏe:
- Trẻ có tiểu máu đại thể số lượng nhiều
- Trẻ có kèm cao huyết áp, phù, tiểu ít; trẻ có sốt, đau khớp, tổn thương da, phù, thiếu máu
- Trẻ tiểu máu kéo dài kèm với tiểu đạm
- Tiểu máu kèm với chức năng thận suy giảm
- Tiểu máu kèm bị điếc thường ở trẻ nam, có đặc tính di truyền
- Tiểu máu kèm khối u ở thận
- Tiểu máu kèm dị dạng đường tiết niệu
- Tiểu máu kèm xuất huyết dưới da
Tiểu ra máu đơn giản, ít nguy hiểm?
Hiện tượng tiểu ra máu ở trẻ em là đơn giản và ít nguy hiểm hơn nếu:
- Tiểu ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu dưới kèm với dị dạng tiết niệu, trẻ bị viêm bàng quang điều trị bằng kháng sinh và được theo dõi từ 1 tuần – 10 ngày.
- Tiểu máu vi thể đơn thuần, thoáng qua, không kèm với tiểu đạm, không kèm những triệu chứng khác như đau bụng, sốt, đau khớp.
Nieubao.vn
con trai em được gần 4 tháng.hôm nay khi thay bỉm em thấy có vài chấm màu hồng giống máu dính ở bỉm.con vẫn ăn,chơi bình thường,k sốt.con bú mẹ hoàn toàn.mong bác sĩ tư vấn
Chào chị Thanh,
Trẻ nhỏ hiện có tỉ lệ viêm đường tiết niệu khá cao, nguyên nhân chủ yếu do nóng trong và nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, bé thường có các triệu chứng tiểu tiện bất thường. Chị cho bé tăng cường bú sữa mẹ, chú ý chế độ vệ sinh hàng ngày cho bé, theo dõi thêm, nếu tình trạng trên vẫn xuất hiện, chị nên đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để được tư vấn trực tiếp chị nhé!
c cho e hỏi là
bé nhà e di tiểu mà nó ra cả mỡ là bệnh gì a
Chào chị Thắm,
Nước tiểu có váng ở trẻ nhỏ có thể do ảnh hưởng lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu mủ, tiểu protein, tiểu dưỡng chấp… Chị nên chú ý cho bé uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh cho bé, tiếp tục theo dõi. Nếu nước tiểu có váng vẫn xuất hiện, chị nên đưa bé đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, có thể cho bé kết hợp sử dụng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, dự phòng viêm nhiễm chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cháu nhà tôi được 5 tháng 20 ngày ( bé gái), 2 hôm nay đi tiểu có dính màu hồng ở bỉm, cháu vẫn chơi ngoan, ăn, ngủ bình thường. Nhờ chuyên gia giúp đỡ GĐ tôi, mọi người đang hong mang lo lắng cho bé quá.Xin trân trọng cảm ơn.
Chào chi Hồng,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu máu, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u bàng quang… Trước mắt, chị nên cho bé bú nhiều hơn, chú ý chế độ vệ sinh cho bé và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như bé rặn hoặc quấy khóc khi đi tiểu, sốt hoặc nước tiểu bất thường, chị nên sắp xếp thời gian đưa bé đi khám để bác sỹ chẩn đoán và điều trị đúng hướng nhé!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!
Con trai tôi gần 6 tuổi. Mấy ngày gần đây cháu đi tiểu và có kèm mấy giọt máu cuối nhưng k có triệu chứng gì. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì có nguy hiểm không ạ?
Chào chi Oanh,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu máu, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u bàng quang… Trước mắt, chị nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ nóng và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, chị nên sắp xếp thời gian đưa bé đi khám để bác sỹ chẩn đoán và điều trị đúng hướng nhé!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!
Con nhà em 3 tuổi hay bị tiểu máu nhiều lần và kèm theo sốt. E đi khám thì được chẩn đoán viêm đường tiết niệu nhưng bệnh hay tái phát liệu có nguy hiểm không bác sĩ?
Chào chị Bach,
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm, tổn thương ở hệ tiết niệu, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục… Nếu không được xử lý, bệnh để lâu ngày có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh như: Nhiễm trùng thận, suy thận; Tiểu máu kéo dài, thiếu máu… Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến các trung tâm y tế hoặc phòng khám uy tín để được khám cũng như điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trường hợp của bé, chị chú ý cho bé uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 2 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 2-3 tuần.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, chị có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán chị nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!