Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, một số trường hợp là không nguy hiểm, tự khỏi mà không cần điều trị. Cùng tìm hiểu về những bệnh lý có liên quan đến tiểu ra máu để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tiểu ra máu là gì?
Đây là hiện tượng trong nước tiểu có hồng cầu. Tiểu ra máu chia làm 2 loại:
- Tiểu ra máu đại thể: Khi lượng hồng cầu trong nước tiểu có thể nhìn bằng mắt thường thấy màu đỏ hoặc vàng sậm thậm chí có thể nhìn thấy cục máu đông, dây máu theo nước tiểu.
- Tiểu máu vi thể: Khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi.
Tiểu ra máu thường kèm với các triệu chứng của nguyên nhân gây ra tình trạng này hoặc kèm với đi tiểu ra mủ, sỏi nhỏ hoặc dưỡng chấp.
Tiểu ra máu là căn nguyên của nhiều bệnh
Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… khiến hồng cầu ra nước tiểu
Do sỏi đường tiết niệu
Đây cũng chính là nguyên nhân gây tiểu ra máu nhiều lần. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Sỏi ở đường tiết niệu gây tiểu ra máu di chuyển xuống làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu
Khối u ở bàng quang, thận
Nếu ở người cao tuổi nên cẩn thận vì có thể tiểu ra máu là triệu chứng của các khối u ở bàng quang, ở thận. Vì vậy, trước một bệnh nhân có tuổi bị tiểu máu, các biện pháp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (đặc biệt là nội soi bàng quang) phải được tiến hành nhằm loại trừ nguyên nhân do ung thư. Các khối u lành tính khác như polyp bàng quang… cũng có thể gây chứng tiểu máu nhưng không nhiều.
Một số bệnh lý về máu
Một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu khó đông…có thể gây tiểu ra máu. Tiểu ra máu còn có những triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi khác nhau như xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng
Do dùng thuốc
Một số thuốc làm gây hiện tượng tiểu ra máu như thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống ung thư. Khi dừng các loại thuốc này các triệu chứng của tiểu ra máu sẽ hết.
Ngoài một số nguyên nhân trên, tiểu ra máu còn là triệu chứng bệnh Schistosoma bàng quang (Schistosoma có thể đi đến tĩnh mạch bàng quang, làm tắc tĩnh mạch bàng quang và gây vỡ tĩnh mạch niêm mạc bàng quang); bệnh giun chỉ hệ bạch huyết; các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport; do chấn thương bàng quang niệu đạo hoặc chấn thương thận, vận động mạnh…
Xử trí khi bị tiểu ra máu
Tiểu ra máu phần lớn là do nguyên nhân đến từ các bệnh lý thực thể ở hệ tiết niệu hoặc một số bệnh lý toàn thân. Do đó, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Lưu ý, không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu và thuốc nam chưa rõ nguồn gốc. Nên kịp thời đi khám nếu để chậm trễ bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Món ăn hỗ trợ điều trị tiểu ra máu
Dưới đây là một số món ăn giúp người bệnh hỗ trợ điều trị chứng tiểu ra máu hiệu quả hơn:
Canh rau muống
- Rau muống 500g
- Mật ong 50g
Cách làm: Rau rửa sạch, thái nhỏ, nước 800ml nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã, tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào là được. Ngày uống 2 lần.
Cháo hoa cúc
- Hoa cúc tươi 5 bông
- Thịt lợn nạc 50g
- Mộc nhĩ 50g
- Gạo nếp 100g
- Muối, bột ngọt vừa đủ
Cách làm: Các vị rửa sạch cắt nhỏ, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, khi gạo nếp nở cho thịt lợn băm và tất cả các vị vào nấu chín. Chia ăn ngày 2 lần.
Nước rau cần tươi
Rau cần tươi vừa phải rửa sạch, giã nát, dùng khăn sạch vắt lấy nước mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần.
Canh hồng
- Hồng khô 2 quả
Cỏ bấc đèn 6g - Rễ cỏ tranh 30g
- Đường trắng vừa đủ
Cách làm: Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường, uống nước, ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối, liên tục 3 – 5 ngày.
Mướp đắng với lươn
- Mướp đắng 200-300g bỏ ruột, thái mỏng
- Lươn vàng 250g
Cách làm: Lươn làm sạch, bỏ nội tạng. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín chia ăn 2 lần trong ngày.
Nước mộc nhĩ và rau kim châm
- Mộc nhĩ 30g
- Rau kim châm 120g
Cách làm: Đổ 500ml nước sắc còn 300ml, uống trong ngày.
Những món ăn trên, chỉ có tác dụng bổ trợ trong quá trình điều trị vì vậy bạn nên kiên trì khi áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
Nguồn: SKDS
nguyễn văn lùng đã bình luận
Em là nam gioi.
Năm nay 21 tuổi ạ….em vừa mới bị tiểu ra máu xong…mới cả em đi tiểu ra 2 tia .tiểu rắc nữa..thì có phải là viêm đường tiết liệu không ạ….vì 2 năm trk em cũng đi khám và bị viêm đường tiết liệu. Uống thuốc và khỏi rui
Em muốn hoi bác sĩ giờ em mua thuốc Niệu bảo uống liệu có khỏi không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Loan,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt hoặc màu nước tiểu bất thường.
Bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
minh vũ đã bình luận
cho e biết nguyên nhân của đi tiểu ra máu với ạ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Minh,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu máu, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u bàng quang… Trong trường hợp này, anh nên đi khám để được bác sỹ khám và kê đơn. Bên cạnh đó anh anh có thể kết hợp đơn thuốc của bác sỹ với Niệu Bảo liều 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giúp giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán Niệu Bảo anh nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để được tư vấn cụ thể hơn, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe!
Tran đã bình luận
Xin chào bác sĩ, em là nam năm nay 24 tuổi, 1 ngày vừa qua em có dấu hiệu tức ở thận, cảm giác như mắc tiểu nhưng nhịn ko đi tiểu vậy ạ, đi tiểu thì nước tiểu có màu hồng. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có triệu chứng của bệnh gì vậy ạ,
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Trần Vũ Toàn,
Nước tiểu hồng đỏ thường ít gặp ở những người khỏe mạnh. Tiểu hồng đỏ có thể do ảnh hưởng bởi các đồ ăn, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, u bàng quang… Trước hết Bạn nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để bác sỹ chẩn đoán và điều trị đúng hướng nhé!
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Nguyễn Anh Oanh đã bình luận
Chào Bác Sĩ
Tôi năm nay 39 tuổi ( Nam giới )
Khoảng 2 ngày nay tôi đi tiểu có cảm giác hơi buốt ,Đến sáng hôm nay thì đi tiểu nước tiểu có màu hồng , kèm theo có thể nhìn thấy dây máu đông
Khi đi tiêu thì không có cảm giác đau hay buốt ,vẫn thấy bình thường .
Xin nhờ Bác sỹ tư vấn giúp ạ
Xin cảm ơn Bác Sỹ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Oanh,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu máu, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u bàng quang… Trong trường hợp này, anh nên đi khám để được bác sỹ khám và kê đơn. Bên cạnh đó anh anh có thể kết hợp đơn thuốc của bác sỹ với Niệu Bảo liều 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giúp giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán Niệu Bảo anh nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để được tư vấn cụ thể hơn, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe!
hoang sang lao cai đã bình luận
Tôi bị đau niệu đạo, đi tiểu đau và rát
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Sang!
Triệu chứng của bạn có thể do Viêm niệu đạo gây ra bạn nhé! Niêm mạc niệu đạo bị tổn thương có thể do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường.
Bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mau khỏe!