Tiểu buốt tiểu rắt là chứng bệnh gây cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Khi đi tiểu người bệnh thường xuyên có cảm giác đau buốt và đi tiểu rất nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tiểu buốt, tiểu dắt ta cần biết cơ chế của việc đi tiểu bình thường: khi nước tiểu đầy bàng quang (250-300ml) thì một phản xạ làm co bóp bàng quang đồng thời cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu phóng ra ngoài. Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó. Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi tiểu luôn và tiểu buốt.
1. Tiểu buốt là gì?
Chứng tiểu buốt là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang mỗi lần đi tiểu. Do co buốt nên người bệnh không thể đái mạnh thành dòng mà chỉ là từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở các bé trai, mỗi khi tiêu buốt phải kêu khóc nhăn nhó và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng bàn tay.
Nguyên nhân tiểu buốt:
- Do viêm bàng quang, niệu đạo:
– Ở phụ nữ: thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Doder jein…), do lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vệ sinh bộ máy sinh dục, nhất là khi giao hợp, thường xảy ra cho phụ nữ mới lấy chồng.
+ Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Nếu do lậu cầu sẽ đái ra mủ, nếu có mủ cần lấy mủ soi tươi và cấy tìm vi khuẩn.
+ Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ.
– Ở nam giới: thường do lậu cầu (lây ở phụ nữ sang) và do sỏi bàng quang .
– Chung cho cả nam lẫn nữ: lao bàng quang.
- Ung thư bàng quang:
Rất hiếm. Triệu chứng chủ yếu là đái ra máu, đái buốt, đái dắt.
- Viêm niệu đạo:
– Ở đàn ông chủ yếu là do vi khuẩn lậu.
– Ở phụ nữ, thường cũng do vi khuẩn lậu, ngoài ra còn do những vi khuẩn sống ở âm đạo: Doderlein, Coli… hoặc do ký sinh vật như Trichomonas.
Triệu chứng chủ yếu là đái buốt và đái ra mủ lúc đầu. Khám buổi sáng, lúc chưa đi đái, sẽ thấy mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo ngoài, cần lấy mủ đó cấy tìm vi khuẩn ngay.
- Viêm tiền liệt tuyến:
Thường gây triệu chứng viêm bàng quang … đôi khi có thễ gây bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
2. Tiểu dắt là gì?
Tiểu dắt là chứng bệnh thường gặp ở cả nam giớ và nữ giới gây rất nhiều phiền thoái khó chịu cho người bệnh. Tiểu dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trng một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và có màu vàng đục. Người bình thường chỉ tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu vào ban đêm nhưng người mắc chứng tiểu dắt đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm. Tiểu dắt thường đi kèm với tiểu buốt.
Cần phải phân biệt tiểu dắt với đi đái nhiều lần như trong bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng đi đái nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, người bệnh dễ đái.
Nguyên nhân gây tiểu dắt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu dắt, trong đó chủ yếu như: chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm đường tiết niệu, cơ thể bị nhiệt vào mùa nóng..
Tiểu buốt thường kèm theo tiểu rắt, đái dắt. Ngoài những nguyên nhân gây tiểu buốt kể trên, tiểu rắt còn có thêm những nguyên nhân ở ngoài bàng quang, niệu đạo đó là:
- Tổn thương ở trực tràng:
Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng… cũng có thể gây đái dắt , vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống.
- Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ:
U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.
3. Lời khuyên khi mắc tiểu buốt, tiểu dắt
Người mắc tiểu buốt tiểu dắt nên tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình không được cải thiện, người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.
Không uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao. Thực tế, các cô nàng thường mắc tình trạng này phổ biến hơn các đầu đinh, do đó, bạn có thể sử dụng tampon như một phương pháp tạm thời.
Nên hạn chế các chất bia rượu và các chất cay nóng.
Một điều chú ý quan trọng: Bệnh tiểu buốt tiểu dắt nếu không chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận.Nên đến gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện ban đầu của bệnh.
Nieubao.vn (tổng hợp)
hiệp đã bình luận
Dạ cho em hỏi: em đi tiểu rất buốt thì nên dùng thuốc gì được?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Hiệp!
Tiểu buốt là biểu hiện gặp có thể trong bệnh lý Viêm nhiễm hệ thận- tiết niệu như: Viêm bàng quang, Viêm niệu đạo, Viêm thận- viêm bể thận cấp…! Trước mắt bạn nên uống nhiều nước từ 2-2, 5 lít nước/ ngày, ăn đồ ăn mát, hạn chế các đồ ăn cay nóng, vệ sinh cá nhân hàng ngày. Bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát. Bạn dùng liều 6 viên/ngày/2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát. Đồng thời bạn nên đi khám để biết rõ tình trạng bệnh nhé
Cần thêm tư vấn bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mau khỏe!
Nhung đã bình luận
Bsĩ cho con hỏi bị đái buốt đái rắt khó đái hoặc khóc khi đái thì có liên quan đến bệnh gì của đường tiết niệu ạ. Con cảm ơn. Con hỏi để làm bài tập
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào em Nhung!
Triệu chứng trên có gặp trong bệnh lý hệ thận tiết niệu như Viêm đường tiết niệu em nhé! Niêm mạc đường tiết niệu bị viêm có thể do yếu tố nóng trong hay nhiễm khuẩn ngược dòng, gây: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, rát, màu nước tiểu thay đổi…
Cần hỗ trợ thêm em vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc em sức khỏe!
nguyenhuutrong đã bình luận
E bị viêm bàng quang thế thì phải thế nào để hết ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Trọng!
Với tình trạng viêm bàng quang anh có thể sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa, Niệu Bảo có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu, sát khuẩn tự nhiên, giúp ổn định nhanh các triệu chứng tiểu tiện. Kết hợp cùng thành phần ImmuneGamma giúp tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc bị tổn thương, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của mình anh vui lòng gọi tổng đài 18001258 ( miễn cước ) trong giờ hành chính.
Cám ơn anh. Chúc anh nhiều sức khỏe!