Phụ nữ có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn so với nam giới do cấu tạo cơ thể, đi kèm với nó là chứng tiểu buốt và tiểu ra máu. Trong cuộc sống của mình, phụ nữ ít nhất một lần đã trải qua triệu chứng đó. Vậy làm thế nào xử lý khi gặp phải trường hợp này? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn của khá nhiều phái nữ, cùng tìm hiểu thông tin dưới đây, có thể giúp ích cho bạn.
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu ra máu ở phụ nữ
Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chứng bệnh này là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu ở nữ giới. Nguy cơ phát sinh bệnh có thể do thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít.
Ở phụ nụ số trường hợp mắc bệnh cao hơn hẳn nam giới do cấu tạo của hệ sinh dục phức tạp, niệu đạo ngắn do đó các loại vi khẩn dễ xâm nhập vào tròng bàng quang, vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra niệu đạo có vị trí nằm gần âm đạo nên quan hệ tình dục sẽ góp phần đẩy tinh trùng ngược dòng vào trong bàng quang.
Một nguyên nhân nữa gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu ở phụ nữ đó chính là việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai có thể gây ra trở ngại cho việc bài tiết, nước tiểu ứ đọng lại trong bàng quang, điều kiện thuận lợi cho vi trùng và vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh cá nhân không đúng cách như quá sơ sài hoặc quá cẩn thận cũng thúc đẩy vi khuẩn phát triển nhanh, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ít thay băng vệ sinh, sử dụng các chất diệt khuẩn hoặc sử dụng dụng vòi hoa sen phun trực tiếp vào âm đạo gây mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có ích, dẫn đến tiểu buốt, tiểu ra máu.
Ngoài ra, việc mặc đồ lót chật làm vùng kín luôn ẩm ướt, tăng nhiệt độ cơ thể tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu ở phụ nữ. Khi gặp trường hợp này phụ nữ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời nếu không chứng bệnh nặng hơn sẽ rất khó chữa
Biện pháp phòng tránh
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu ra máu ở phụ nữ đó chính là nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó chịu. Chứng bệnh này rất hay tái phát, do đó chị em phụ nữ cần có biện pháp phòng tránh, tự chăm sóc bản thân và tránh xa bệnh tật. Dưới đay là một số biện pháp đơn giản:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thể là nước đun sôi để nguôi, nước hoa quả, nước canh…, nước giúp đào thải các chất độc từ trong cơ thể
- Tránh uống rượu bia, các chất kích thích
- Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu, vì việc ứ đọng nước tiểu ở bàng quang làm điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạnh sẽ và đúng cách, rửa 1-2 lần/ngày là đủ, chọn sản phẩm vệ sinh thích hợp, không nên rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
- Thay đồ lót hàng ngày, trong những ngày có kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh đều đặn
- Chọn đồ lót có chất liệu sợi bông thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt
- Trước và sau khi giao hợp nên đi tiểu để thải ngay lập tức các mầm bệnh trước khi chúng kịp vào bàng quang.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh, trái cây và các loại vitamin C.
Ngoài ra, phụ nữ cần chú ý kho có các dấu hiệu đầu tiên cần đi khám tại các trung tâm y tế như tiểu ít, nước tiểu đục, tiểu buốt, tiểu ra máu…, không nên tự ý mua thuốc để chữa bệnh sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.
Món ăn cho người tiểu ra máu
Dưới đây là một số món ăn dân gian rất tốt cho người tiểu ra máu nói chung, nữ giới nói riêng chúng ta cùng tham khảo:
1. Cháo hoa cúc
Nguyên liệu:
- Hoa cúc tươi 5 bông
- Thịt lợn nạc 50g
- Mộc nhĩ 50g
- Gạo nếp 100g
- Muối, bột ngọt vừa đủ
Các vị trên rửa sạch và cắt nhỏ, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi nấu với 1 lít nước, đun sôi cho tới khi gạo nếp nở thì cho thịt lợn băm và tất cả các vị vào nấu chín. Ngày ăn 2 lần có tác dụng an tạng, sáng mắt giảm tiểu tiện ra máu.
2. Cháo rễ cỏ tranh trắng
Nguyên liệu:
- Rễ cỏ tranh trắng 250g
- Gạo 50g
- Đường phèn vừa đủ
Rễ cỏ tranh rửa sạch, bỏ rễ nhỏ, cắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước 300ml nấu còn 200ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã đãi sạch sau đó thêm nước với đường phèn, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Ăn nóng ngày 2 lần có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết trị đái ra máu.
3. Canh rau muống
Nguyên liệu:
- Rau muống 500g
- Mật ong 50g
Rửa sạch rau sao đó thái nhỏ cho vào nước 800 ml nấu chín nhừ và chắt lấy nước. Sau đó nấu cô lại và cho mật ong vào là được. Uống ngày 2 lần có tác dụng trị đại tiểu tiện ra máu.
4. Canh hồng
Nguyên liệu:
- Hồng khô 2 quả
- Cỏ bấc đèn 6g
- Rễ cỏ tranh 30g
- Đường trắng vừa đủ
Tất cả rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu 20 phút, vớt bỏ bã, cho đường, uống nước, ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối, liên tục 3-5 ngày. Công hiệu: thanh nhiệt lợi niệu trị tiểu ra máu.
Bài thuốc chữa tiểu ra máu
Tiểu buốt ra máu do sỏi
Khi bị tiểu ra máu do sỏi người bệnh có các triệu chứng như bí tiểu, đau buốt, nước tiểu có màu đỏ hoặc sẫm màu. Khi đó người bệnh tham khảo bài thuốc:
Bài 1:
Kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sau đó sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 – 9 ngày liền, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.
Bài 2:
Mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Có tác dụng chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.
Do thận hư lâu ngày
Bài 1:
Sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, làm thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.
Bài 2:
Sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, có tác dụng thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.
Ngòai ra để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính và tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Niệu bảo
Thanh Mai_Nieubao.vn
Thanh ly đã bình luận
2 ngày em đi tiểu bị buốt rát đầu bãi nước tiểu, đau bụng dưới rốn thi thoảng, ngứa vùng âm đạo, có khí hư ít. Cho hỏi như vậy em bị làm sao?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thanh Ly!
Triệu chứng của chị có thể do Viêm niệu đạo gây ra chị nhé! Do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn và gần âm đạo, lỗ hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn ngươc dòng và hay tái lại nhiều lần, gây triệu chứng khó chịu như: tiểu buốt rát, tiểu nhiều lần, hoặc màu nước tiểu thay đổi bất thường… Chị nên sử dụng thêm sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như: Kim tiền thảo, Kim ngân hoa… giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Chị chú ý uống nhiều nước từ 2-2,5 lít nước/ ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng và vệ sinh cá nhân hàng ngày
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị mau khỏe!
Nguyen xuan tao đã bình luận
Chào chuyên gia tư vấn!
Cho em hỏi về vấn đề về sức khỏe: vợ em có triệu chứng đi tiểu buốt va rát, thậm chí tiểu ra máu, đã bị 5 ngày. Như vậy là bị làm sao ah?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Tao!
Triệu chứng của chị nhà anh có thể do Viêm đường tiết niệu gây ra anh nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường.
Với tình trạng này chị nên sử dụng sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát. Chị dùng liều 6 viên/ngày/2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Đồng thời chị chú ý uống nhiều nước từ 2-2,5 lít nước/ ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng và vệ sinh cá nhân hàng ngày
Cần hỗ trợ thêm, anh chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc chị mau khỏe!
Lệ đã bình luận
Ad tư vấn qua SĐT 0972579205 cảm ơn ad ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị…, bên em đã nhận được SĐT của chị rồi chị nhé! Chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn cụ thể cho chị trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn chị!
Nguyễn Huề đã bình luận
Tôi bị sỏi bàng quang,hiện tại không có triệu chứng gì liên quan đến tiểu, nhờ chuyên gia tư vấn cho tôi?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Huề,
Sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang. Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập trung, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu. Tập trung, tù đọng nước tiểu thường là kết quả của phì đại tuyến tiền liệt, thiệt hại dây thần kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.
Với tình trạng này chị điều trị theo đơn và tái khám định kỳ theo chỉ định của Bác Sĩ chị nhé
Cần hỗ trợ thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc chị mau khỏe!
Thảo đã bình luận
E bị đái ra máu và bị buốt là hiện tượng gì vạy các bác trả lời giúp e ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chị Thảo thân mến triệu chứng đi tiểu ra máu là triệu chứng do một tổn thương ở niệu đạo của chị, còn hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt là triệu chứng phổ biến của bệnh lí viêm đường tiết niệu. Bệnh lí này rất dễ gặp bệnh lí. Chị nên sử dụng phẩm Niệu Bảo sớm chị nhé với thành phần kim ngân hoa có tác dụng diệt khuẩn, kim tiền thảo thông đường niệu, Imunegama tăng sức đề kháng của cơ thể loại bỏ bệnh lí lâu dài chị nhé! Để đươc tư vấn cụ thể hơn chị có thể liên hệ tổng đài 18001258( miễn cước) trong giờ hành chính chị nhé!