Có không ít nam giới bị mắc các chứng tiểu buốt, tiểu rắt không những là biểu hiện của một số bệnh lý khác mà còn mang tới phiền phức trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy tiểu buốt là biểu hiện chứng bệnh gì của nam giới, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Dấu hiệu bệnh lý khi tiểu buốt
Hiện tượng tiểu buốt ở nam giới có liên quan tới một số bộ phận như bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Tiểu buốt thường đi kèm với các dấu hiệu khác như khó tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu gián đoạn hoặc có thể là hiện tượng bí tiểu, khó chịu, ngứa ngáy mỗi khi đi tiểu.
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan tới hiện tượng tiểu buốt:
1. Viêm bàng quang
Đây là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn gây nên tình trạng viêm, gây đau, mót tiểu và đi tiểu rắt. Nếu để lâu bệnh có thể lan tới thận gây tình trạng viêm thận và ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Người bệnh thường gặp những triệu chứng cơ bản như:
- Tiểu buốt
- Tiểu rắt
- Mỗi lần đi tiểu chỉ ra vài giọt hoặc rất ít nước tiểu
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng chẳng hạn như nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, gây thương tổn ở thận vĩnh viễn.
2. Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang chỉ nhỏ bằng hạt đậu, chúng bao quanh niệu đạo và có chức năng liên quan chặt chẽ tới hệ sinh sản ở nam giới. Bệnh viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở độ tuổi trung niên, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều phiền toái.
Viêm tuyến tiền liệt chia làm 3 loại:
- Viêm cấp tính do vi khuẩn
- Viêm mãn tính do vi khuẩn
- Viêm không do vi khuẩn
Các dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt như: tiểu lắt nhắt nhiều lần, đau buốt mỗi khi đi tiểu, đau hoặc nóng ran cả vùng bụng. Cũng có thể xuất hiện triệu chứng như đau lưng, đau háng, dương vật nhức nhối, xuất tinh sớm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là viêm niệu đạo, bang quang, thiếu nước, đặt ống thông hoặc nhiễm virus HIV.
3. Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, hiện tượng này gây chèn ép lên niệu đạo, nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nam giới, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận, bàng quang… nếu để lâu dài. Dấu hiệu thường gặp đó là nước tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt, tiểu nhắt.
4. Hiện tượng bí tiểu
Bàng quang căng đầy, có cảm giác tức bụng, mót tiểu nhưng người bệnh cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu là hiện tượng bí tiểu cấp tính. Nguyên nhân dẫn đến là do u tuyến tiền liệt chèn ép, sỏi niệu đạo, chấn thương cột sống…
Bí tiểu có 2 dạng: Cấp tính và mãn tính với những triệu chứng chung là đi tiểu buốt. Khi đó người bệnh cần kiểm tra lại toàn bộ chức năng của hệ tiết niệu và sinh dục để biết được nguyên nhân cụ thể.
Khi bị bí tiểu sẽ làm cho hệ tiết niệu bị căng trướng, viêm nhiễm đường tiết niệu ngược dòng và gây suy thận, lúc này sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Phòng tránh tiểu buốt cho nam giới
Uống nhiều nước giảm thiểu nguy cơ bị tiểu buốt
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, những chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên thực hiện một số điều dưới đây:
- Nên uống đủ nước hàng ngày để giúp bài tiết nước tiểu và các chất độc hại ra khỏi cơ thể
- Tăng cường thể dục thể thao để tăng sức đề kháng
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục, chú ý các vấn đề về an toàn tình dục để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh.
- Có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều rau củ quả có tính thanh nhiệt giải độc
- Khi có dấu hiệu cần đi khám để điều trị sớm nhất có thể
Mẹo hay chữa tiểu buốt
Dưới đây là một số mẹo hay chữa tiểu buốt đơn giản không ngờ, các bạn cùng tham khảo:
1. Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái ra từng miếng phơi khô đem sấy giòn, tiếp đó giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần.
2. Bí xanh
Miếng bí xanh to bằng cái bát ăn cơm, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đó một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh thuyên giảm. Hàng ngày có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.
3. Bèo cái
Lấy một nắm to bèo cái bỏ rễ, một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen.
4. Mề gà
Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên cách 4 càng tốt.
Nieubao.vn
lĩnh đã bình luận
Chào Bác sĩ, khoảng 3-4 ngày, em thấy đi tiểu rắt, khó, như có vật gì đó mắc lại vậy. Em đi tiểu xong thì thấy buốt, thi thoảng có một vài giọt nước đỏ đục. Mong Bác sĩ giải đáp hộ em đang bị gì? Có thể dùng thuốc gì điều trị không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Lĩnh!
Qua những thông tin, triệu chứng anh chia sẻ tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt…Trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong viêm đường tiết niệu, sỏi thận, u bàng quang…Trong trường hợp này, anh có thể dùng thêm sản phẩm Niệu Bảo, với thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải cặn đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Bên cạnh đó chú ý chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước từ 2-2,5 lit/ngày… Hạn chế chất kích thích rượu bia, đồ chua cay nóng.
Nếu tình trạng vẫn không ổn định, anh nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!
tuấn đã bình luận
mình bị tiểu buốt nhiều cần tư vấn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Tuấn!
Không biết bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Bạn bị tình trạng bệnh trên lâu chưa bạn? Ngoài triệu chứng trên hiện bạn đi tiểu ngày mấy lần, nước tiểu có màu bất thường không bạn? Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Phụ nữ sau sinh, thường có tỉ lệ viêm đường tiết niệu khá cao, nguyên nhân chủ yếu do nóng trong hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra. Viêm đường tiết niệu là bệnh cần được điều trị dứt điểm sớm, tránh những hậu quả xấu về sau. Bạn nên đi khám kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Ngoài ra, bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!