Tiểu buốt, tiểu dắt – Triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu
Ai đã từng bị viêm đường tiết niệu thì hẳn không thể nào quên được cảm giác buốt rát, đau đớn như kim châm mỗi khi đi tiểu. Bệnh xảy ra khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm với các triệu chứng điển hình là tiểu buốt, tiểu rắt nhưng với một số người sẽ có thêm những biểu hiện khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng khi bị bệnh để tránh xảy ra các biến chứng khó lường nhé:
Tiểu buốt : là cảm giác rất khó chịu khi đi tiểu, cảm giác nóng rát, buốt như kim châm làm cho bệnh nhân sợ đi tiểu. Cảm giác tiểu buốt xảy ra do đường tiết niệu bị viêm, sưng nên khi nước tiểu đi qua sẽ có cảm giác này.
Tiểu rắt: người bệnh đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi ít do đường tiết niệu bị sưng, đường tiểu bị co hẹp lại nên nước tiểu được xả ra ngoài sẽ không được mạnh, hoặc không hết.
Tiểu buốt, tiểu rắt – Triệu chứng điển hình của bệnh
Sốt: sốt cao , âm ỉ và thỉnh thoảng tạo thành từng cơn, thường không chỉ kéo dài 1-2 ngày mà thường phải từ 5 ngày trở lên.
Nước tiểu có mủ và máu: do đường tiết niệu đã bị viêm nhiễm quá nặng dẫn đến có mủ trắng, và các mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến tiểu ra máu.
Ngoài ra bệnh nhân có thể đau mỏi toàn thân, đau hố sườn lưng, đau tăng lên khi ấn vào .
Đối với nữ giới, có một số dấu hiệu khác như ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đau rát âm hộ, đỏ rát âm đạo, ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Nguyên nhân nào gây viêm đường tiết niệu?
Trước nay, mọi người đều chỉ chú ý đến triệu chứng chứ không để ý đến nguyên nhân gây bệnh. Đây chính là lý do khiến bệnh bị điều trị sai hướng và dễ bị tái phát trở lại. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhé.
Theo thống kê, có khoảng 80% nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn, trong đó vi khuẩn hay gặp nhất là E.Coli – loại vi khuẩn nằm trong đường ruột. Vi khuẩn hầu hết đều xâm nhập vào đường tiết niệu theo con đường ngược dòng từ ngoài vào trong .Vì vậy, vệ sinh không tốt chính là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang đường tiểu, lan dần lên niệu đạo gây viêm niệu đạo, rồi lên bàng quang gây viêm bàng quang và nguy hiểm nhất là lan lên thận, gây viêm thận. Điều này đặc biệt đúng với nữ giới do phải sử dụng băng vệ sinh, cửa niệu mở thông và đường niệu ở nữ giới lại ngắn. Với nam giới, tuy vi khuẩn khó xâm nhập gây viêm hơn ở nữ giới nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh hoặc những người quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và bệnh viêm đường tiết niệu.
Vi khuẩn E.Coli
Ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn thì thấp nhiệt, nóng trong cũng là nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu.Điều này giải thích vì sao, vào mùa hè nóng thì tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn các mùa khác trong năm. Trường hợp này cũng hay gặp ở những người có cơ địa nhiệt, hay bị táo bón, mụn nhọt, nhiệt miệng… hoặc những người thường xuyên ăn đồ nóng, uống rượu bia nhiều, hoặc hay phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng…
Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 5 lần nam giới.
Bạn có biết, với bệnh viêm đường tiết niệu thì nam giới và nữ giới lại có những con đường lây bệnh khác nhau bởi cấu tạo đường niệu đạo cũng như đường sinh dục của hai giới là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới là hoàn toàn khác nhau, theo thống kê thì tỷ lệ này là 5 nữ : 1 nam. Tại sao lại vậy?
- Thứ nhất đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli sẽ dễ dàng xâm nhập từ hậu môn sang.
Hình ảnh đường tiết niệu ở nữ giới
- Thứ hai là do thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện từ sau ra trước ở nữ giới sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường niệu. Cách vệ sinh đúng phải là từ trước ra sau, tức là vệ sinh từ âm đạo đến hậu môn.
- Thứ ba là phụ nữ, ai rồi cũng sẽ phải trải qua quá trình sinh nở. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập
- Thứ tư, việc sử dụng băng vệ sinh khi đến ngày cũng là một môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Vì vậy, lời khuyên cho chị em là nên thay băng vệ sinh ít nhất 2 tiếng/ lần.
- Thứ năm, các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu mà chị em không để ý tới.
Khi bị bệnh, chỉ cần dùng kháng sinh là khỏi?
Thông thường, khi bị viêm đường tiết niệu thì người bệnh thường ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống. Cách này tuy đem lại hiệu quả nhanh nhưng về lâu dài, chưa chắc đã là sự lựa chọn tin cậy bởi:
Thứ nhất, ai cũng biết kháng sinh không khác gì con dao hai lưỡi vì ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn có hại, kháng sinh còn tiêu diệt thêm cả những vi khuẩn có lợi, khiến hệ vi khuẩn đường niệu bị yếu đi và dễ mắc các bệnh khác hơn.
Thứ hai, dùng kháng sinh, nhất là những kháng sinh nặng sẽ gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, nóng trong người, gây rối loạn hệ tiêu hóa, thậm chí gây sốc phản vệ….
Kháng sinh chưa chắc đã là giải pháp tối ưu
Thứ ba, thói quen dùng thuốc không đủ liều, cứ thấy đỡ triệu chứng là không dùng nữa dường như đã trở thành một thói quen khó sửa đối với chúng ta.Chính vì vậy, những vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết sẽ kháng kháng sinh, khiến bệnh dễ tái phát trở lại và lần tái phát sau luôn phải dùng loại kháng sinh nặng hơn.Cứ như vậy, tạo thành một vòng luẩn quẩn và chẳng mấy chốc mà bệnh trở thành mãn tính.
Thứ tư, như bài viết đã đề cập ở trên, viêm đường tiết niệu ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn thì còn một nguyên nhân đó là do nóng trong.Trong trường hợp này, việc dùng kháng sinh là hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn bởi kháng sinh khiến cho cơ thể trở nên nóng và nhiệt hơn.
Dấu hiệu khi bạn có nguy cơ bị kháng kháng sinh
Bệnh viêm đường tiết niệu tuy rất dễ chữa, chỉ đơn giản bằng một liều kháng sinh nhưng cũng rất dễ tái phát, và nếu liên tục sử dụng kháng sinh thì nguy cơ bị kháng kháng sinh sẽ rất cao. Hậu quả của việc kháng kháng sinh là sẽ không có bất cứ một loại kháng sinh nào có thể dùng được, bạn phải chấp nhận sống chung với bệnh, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Hầu hết, những người bị kháng kháng sinh đều trải qua các giai đoạn như sau: Lần đầu tiên bị viêm đường tiết niêu, dùng kháng sinh sẽ thấy đỡ nhanh và dứt hẳn. Sau khoảng 1-2 năm mới bị tái phát lại và tiếp tục dùng kháng sinh thì vẫn thấy khỏi. Tuy nhiên sau đó, số lần bị tái phát ngày càng nhiều hơn, với tần suất ngày càng dầy hơn. Lúc đầu có thể 1 năm bị tái phát 1-2 lần, uốn thuốc kháng sinh vẫn đỡ nhưng sẽ đỡ chậm hơn so với các lần trước. Sau đó chuyển dần thành 1 năm tái phát 3-4 lần, và càng về sau thì bệnh có thể tái phát liên tục, 1 tháng 1 lần hoặc thậm chí một tháng bị 2-3 lần. Lúc này, người bệnh dùng kháng sinh sẽ không còn hiệu quả nữa, gây ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, nếu bạn đang thấy mình có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu mạn tính và có nguy cơ kháng kháng sinh thì không nên dùng kháng sinh, mà nên dùng các sản phẩm từ thảo dược để tránh nguy cơ kháng thuốc.
Sử dụng những bài thuốc dân gian?
Trong dân gian vẫn luôn lưu truyền những bài thuốc dân gian giúp trị tiểu buốt, tiểu dắt như râu ngô, bông mã đề, rau má hoặc sử dụng các thực phẩm mát. Cách này tuy lành nhưng lại không tiêu diệt được vi khuẩn nên khó điều trị tận gốc bệnh, khiến bệnh dễ tái phát trở lại và tác dụng cũng sẽ rất chậm. Ngoài ra, sử dụng phương thức này, các vị thuốc sẽ bị lẫn nhiều tạp chất do chưa được tinh chết hoặc bị nhiễm bẩn do không bảo quản đúng cách.
“Thông niệu, xả khuẩn” – Cách mới chữa viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả
Bạn có tin, viêm đường tiết niệu với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt hoàn toàn có thể được đẩy lùi bằng thảo dược một cách an toàn, mà tác dụng nhanh không kém gì kháng sinh? Điều này hoàn toàn có thể, chỉ bằng cơ chế vật lý “thông đường niệu” và “xả sạch vi khuẩn” vô cùng đơn giản.
Từ xưa đến nay, Kim Tiền Thảo luôn được sử dụng trong những bài thuốc giúp lợi tiểu bởi công dụng “nới lỏng” cơ trơn đường niệu.Vì vậy, với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu, Kim Tiền Thảo cũng giúp giảm viêm, lợi niệu giúp bệnh nhân tiểu ra ngoài dễ dàng hơn, đỡ đau buốt hơn và vi khuẩn sẽ được đẩy ngược ra ngoài nhanh chóng khi bạn uống nhiều nước. Tác dụng này có thể đến rất nhanh, trong vòng một vài tiếng đồng hồ. Hơn nữa, Kim Tiền thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh nên rất hiệu quả trong các trường hợp bị viêm đường tiết niệu do nóng trong mà kháng sinh không giải quyết được.
Kim Tiền Thảo
Sau khi vi khuẩn được xả bớt ra ngoài nhờ Kim Tiền Thảo, thì Kim Ngân Hoa – được coi như một loại kháng sinh tự nhiên trong Dược liệu Việt Nam sẽ giúp tiêu diệt hết những vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt đường niệu. Đây được coi là giải pháp từ thảo dược tự nhiên, an toàn, hiệu quả mà không lo tác dụng phụ.
Cuối cùng, ImmuneGamma – giải pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt ở các khu vực như niêm mạc ruột, niêm mạc mũi, niêm mạc niệu đạo … giúp chống lại nguy cơ tái nhiễm khi vi khuẩn xâm nhập. Đây chính là chìa khóa giúp cho những bệnh nhân đang khổ sở vì viêm đường tiết niệu mãn tính.
Ba thành phần trên được kết hợp trong sản phẩm Niệu Bảo tạo nên một sản phẩm hoàn toàn khác biệt dành cho những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu: tác dụng nhanh, nhưng rất an toàn với các công dụng:
1. Tăng cường giải độc, lợi niệu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm nhanh các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong
2. Giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mãn tính
Bạn nên sử dụng Niệu Bảo theo cách sau:
- Liều dùng:
- Người lớn 3 viên/lần, ngày 2 lần, vào buổi sáng sau ăn và tối trước khi ăn.
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: uống 1 viên/lần, ngày 2 lần.
- Trẻ từ 7-12 tuổi: uống 1 viên/lần, ngày 3 lần.
- Trẻ dưới 3 tuổi: uống ngày 1 viên, chia 2 lần. Có thể nghiền nhỏ để sử dụng
- Lưu ý: Uống mỗi lần với ít nhất 150ml nước. Ngày uống đủ từ 1,5- 2 lít nước
Niệu Bảo – Giải pháp mới an toàn cho viêm tiết niệu
Ghi nhận của nhiều bệnh nhân sử dụng Niệu Bảo cho thấy chỉ sau 1 thời gian ngắn triệu chứng đã thuyên giảm, triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục cũng cải thiện đáng kể. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu mãn tính nhiều năm,cũng đã tìm lại được cuộc sống bình thường sau khi dùng Niệu Bảo, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Hiện nay, sản phẩm Niệu Bảo đã được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá 135.000đ đến 140.000đ/ hộp. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo các địa chỉ bán gần nhất quanh khu vực của mìnhTẠI ĐÂY hoặc đặt mua hàng online có trợ giá TẠI ĐÂY . Ngoài ra, để được tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu, đừng chần chừ gì nữa, bạn hãy nhấc máy lên và gọi điện cho chúng tôi theo tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1723 (trong giờ hành chính).
Lời khuyên dành cho bạn:
Đối với những người bị viêm đường tiết niệu, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là những người bị viêm đường tiết niệu mãn tính và những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích dành cho bạn:
Uống nước giúp ngăn ngừa viêm tiết niệu
- Nên uống đủ nước, tối thiểu là 1,5 lít đến 2 lít nước trong một ngày
- Hạn chế bia rượu, caffein và các đồ uống có cồn
- Hạn chế các gia vị cay nóng
- Nên quan hệ tình dục an toàn
- Nữ giới khi đến ngày cần thay băng vệ sinh ít nhất 2 tiếng/ lần, vệ sinh đúng cách từ trước ra sau.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.
- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ để tránh vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong.
- Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn đúng đắn về bệnh viêm đường tiết niệu và có một sức khỏe tốt hơn. Cần thêm bất cứ một thông tin nào, bạn đừng ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo tổng đài miễn cước 1800.1723 hoặc chat trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi tại website.
Trinh đã bình luận
Khi quan hệ E bị sưng cô bé, đi tiểu nhiều, đau rát đến nay gần 1 tuần r mà K khỏi v đây là dấu hiệu của bệnh gì
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Trinh,
Tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát thông thường là triệu chứng của bệnh lý tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu…. Tuy nhiên, trường hợp của chị, nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng trên có thể là do chị quan hệ tình dục hơi mạnh bạo, gây tổn thương bộ phận sinh dục và đường niệu đạo. Chị nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời cho chị nhé.
Chúc chị sức khỏe.
Quang đã bình luận
Tôi có triệu chứng tiểu buốt khi dứt tiểu và có khi ra vài giọt máu tươi sau cùng.Bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Quang,
Qua những thông tin, triệu chứng anh chia sẻ, Có nhiều nguyên nhân gây tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu… trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u bàng quang… Trường hợp này anh có thể dùng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, hạn chế tái phát anh nhé!
Anh nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, tiếp tục theo dõi. Nếu tình trạng vẫn không ổn định anh nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám, có chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
Cần thêm thông tin tư vấn, anh vui lòng liên hệ tổng đài 18001723 (miễn cước gọi trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!
minh đã bình luận
Cho hỏi phụ nữ có thai có uống thuốc niệu bảo được không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Minh,
Hiện chưa ghi nhận đáp ứng của Niệu bảo đối với phụ nữ đang mang bầu. Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa chị nhé. Ngoài ra, chị chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị sức khỏe!
bùi thị Hẳng đã bình luận
bác sỹ ơi em bị đi tiểu có mùi khai lồng kinh lắm ạ .em đi thử nước tiểu 3 lần rồi các chỉ số BT vậy em có làm sao ko .mùi nước tiểu đó em sợ lắm .Xin BS tư vấn giúp em
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Bùi Thị Hằng!
Nước tiểu có mùi khai có thể do nhiều nguyên nhân như:
Ăn những thực phẩm có mùi nồng như: tỏi, hành tây, măng tây, cá… Thực phẩm nhóm này sau khi tiêu hoá sẽ khiến nước tiểu có mùi bất thường.
Dùng thuốc kháng sinh hoặc vitamin: việc sử dụng các loại thuốc và vitamin dạng viên uống, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B vitamin C, Penicillin, Ampicillin… sẽ thấy mùi nước tiểu có mùi hơi hắc rất đặc trưng.
Uống ít nước: cơ thể thiếu nước khi bài tiết sẽ khiến nước tiểu sẫm màu và và có mùi khai nồng.
Hoặc do bệnh lí như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…
Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và theo dõi, nếu tình trạng không cải thiện hoặc bị nặng hơn bạn nên tái khám lại để xác định chính xác nguyên nhân để điều trị bạn nhé.
Cần tư vấn hỗ trợ thêm, bạn liên hệ tổng đài miễn cước phí 18001723 vào giờ hành chính
Chúc bạn sức khỏe.
Phan thị huề đã bình luận
Mình bị tiểu rắt, tiểu buốt. Cần được tư vấn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Phan Thị Huề.
Trường hợp đi tiểu rắt tiểu buốt có thể do rất nhiều nguyên nhân như nóng trong, bệnh sỏi thận, viêm đường tiết niệu,… Bạn nên đi khám bác sỹ để nắm rõ tình trạng bệnh và điều trị theo bác sỹ. Trường hợp đi khám có viêm đường tiết niệu bạn tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do viêm đường tiết niệu gây ra, hạn chế nguy cơ tái phát.
Hiện sản phẩm có bán ở nhiều quầy thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo địa chỉ bán theo link sau: https://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi trực tiếp đến số tổng đài 1800. 1723 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!