Khi nước tiểu vàng đục một số người tỏ ra khá lo lắng vì nghĩ mình mắc bệnh lý nguy hiểm gì đó. Việc nước tiểu đổi sang màu đục do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
Nguyên nhân làm nước tiểu màu vàng đục
1. Nước tiểu vàng đục có thể do bạn đang uống một loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó, khi ngưng uống thuốc màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường, nên không cần phải lo lắng quá.
2. Yếu tố dẫn tới hiện tượng này cũng có thể là do cơ thể đang bị viêm, sốt làm nước tiểu trong cơ thể cô đặc lại và có màu vàng sau đó thải ra bên ngoài. Bạn cũng nên chú ý tới chức năng gan, mật ở thời điểm này nếu có hiện tượng nước tiểu màu vàng đục.
3. Khi cung cấp cho cơ thể ít nước cũng làm ảnh hưởng tới màu nước tiểu, nó làm nước tiểu có màu vàng. Vì trong nước tiểu có hàm lượng sắc tố màu vàng, khi uống ít nước thì tỷ trọng sắc tố này sẽ cao hơn làm màu nước tiểu ngả vàng.
4. Khi mắc bệnh suy thận làm cho nước tiểu có màu vàng, vì vậy cần nhanh chóng đi kiểm tra lại chức năng thận để có hướng điều trị.
5. Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể làm nước tiểu thải ra có màu vàng ví dụ như cà rốt, bí đỏ, bí vàng…
Đoán bệnh qua màu nước tiểu
1. Màu vàng rơm
Màu sắc nước tiểu có thể nói lên tình trạng sức khỏe của mình nếu bạn chú ý quan sát một chút. Bình thường nước tiểu có màu vàng rơm hay vàng ánh sáng và mùi.
2. Màu nâu
Khi nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc màu nước trà đậm có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận hoặc bệnh gan, rối loạn chức năng gan.
Nếu màu nâu nhẹ có thể do cơ thể dung nạp nhiều Rhubarb hoặc quả đậu.Uống một số thuốc làm cho nước tiểu có màu nâu như thuốc nhuận tràng, thuốc giãn cơ, thuốc chống sốt rét, và một số loại thuốc kháng sinh.
3. Màu cam
Do sử dụng các thực phẩm có màu cam cũng là nguyên nhân nước tiểu đổi thành màu cam. Ngòai ra một số thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây hiện tượng nước tiểu màu cam. Khi đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc nào.
4. Màu xanh lá cây
Măng tây hoặc một số thuốc nhất định cũng làm cho nước tiểu có màu xanh lá, trong đó có cả những thuốc chống buồn nôn, ợ nóng và vitamin tổng hợp.
5. Màu đỏ, hồng
Nếu nước tiểu màu đỏ báo hiệu rằng bạn có thể đang bị nhiễm trùng, ung thư, bệnh thận , sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc bệnh gan. Ngòai ra một số thuốc như thuốc gây mê, thuốc nhuận tràng và một số loại chống loạn thần cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Một số thực phẩm, củ cải đường, hoa quả cũng làm thay đổi màu sắc nước tiểu sang đỏ. Cũng có thể do bạn bị nhiễm thủy ngân mạn hoặc nhiễm độc chì.
Khi gặp hiện tượng này cần đi khám sớm để tìm được nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Chữa nước tiểu đục bằng rau dừa nước
Rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đái buốt, đái đục… Sau đây là một số bài thuốc có rau dừa nước:
- Chữa đái buốt, đái đục: Rau dừa tươi 40g, đường kính 20g, thêm nước sắc, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần.
- Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu); tiểu đục như nước vo gạo kèm theo máu; viêm thận, viêm cầu thận cấp: Rau dừa nước khô (100g) nấu canh ăn liên tục 1 tuần.
- Chữa cảm mạo phát sốt, ho do táo nhiệt: Rau dừa nước 2 – 40g, sắc uống
- Chữa cảm sốt, ho khan, đái són, đái gắt, nước tiểu vàng hay đỏ, 30g rau dừa nước sắc uống.
- Chữa phù, ứ nước: Rau dừa nước, Thủy hồi hương, Thủy tạo giác, Cam thảo, Phục linh. Sắc uống.
- Chữa ung sang (mụt nhọt), trật đả (chấn thương đánh, ngã): Rau dừa nước tươi giã nát đắp.
- Chữa táo bón, miệng khát do thực nhiệt: Rau dừa tươi 80 – 160g giã vắt nước hòa mật ong chưng ấm uống.
- Chữa mụn rộp, dời leo (zona): Rau dừa nước tươi giã vắt nước, hòa bột gạo nếp, bôi chỗ đau.
- Chữa ít tiểu, điều hòa chức năng thận: Rau dừa nước tươi 30g, mía tươi chẻ nhỏ, lá dâu 10g, sắc uống chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Chữa ban sởi đã phát mà vẫn sốt cao: Rau dừa nước 40 – 80g, giã vắt nước, chưng nước uống.
- Chữa mụn nhọt có mủ, trứng cá: Rau dừa nước sắc uống, ngoài giã đắp rau dừa tươi.
- Chữa viêm vú: Rau dừa nước tươi giã đắp.
Video sưu tầm giới thiệu về rau dừa nước: (nguồn: Sưu tầm)
Nieubao.vn
Ngọc đã bình luận
Chào bs. M năm nay 20t. Gần đây khi để ý đến màu nc tiểu thì mình phát hiện ra nc tiểu có mà vàng.lúc vàng trong, lúc vàng đục. Mình đã thử uống nc nhiều nhưng khi uống 8-9 cốc nc mỗi ngày thì m đi tiểu nhiều hơn, sau khi uống nc thì nc tiểu màu trắng như nc lọc. Nhưng sau khi ko uống nc nhiều như vậy nữa thì nc tiểu vẫn vàng đục. Vậy mong bs tư vấn cho m liệu có bị bệnh gì nguy hiểm ko ạh. M xin cảm ơn ạh
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Ngọc,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trước hết, Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn như uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng tiểu đục vẫn tái diễn, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải tủa đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Mười đã bình luận
E đang có thai 5.5thang hôm nay e đi tiểu nước tiểu màu nâu đục cho hỏi có vấn đề gì k bác sĩ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hạnh,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần hoặc màu nước tiểu bất thường… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Khang nguyen đã bình luận
BS ơi, 2 hôm nay em đi tiểu thấy nước tiểu vàng đục, bị ngứa phần đầu lỗ tiểu
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Khang,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu ngứa rát đường tiểu, nhiều lần, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường.
Bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
thanh đã bình luận
Nuoc tieu vang dục co mui khai la bênh gi vay
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Thanh,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trước hết, Anh nên điều chỉnh chế độ ăn như uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng tiểu đục vẫn tái diễn, anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, anh có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải tủa đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!
nguyễn công nguyên đã bình luận
chắu bị viem đường tiết niệu ạ, dạo này chău đi tiêu nóng rát ,nước tiêu lúc trong lúc vàng khè ra ( vàng đậm luôn ạ) chău có đi khám thận không bị gì và chuân đoán là viêm đường tiêt niệu,chău đã uống thuốc do bác sĩ kê đơn, nhưng không khỏi va mẹ chắu tự đi mua thuốc về chău uống lần 2 .
có người nói bệnh này không phải kiêng gì cả, có người nói kiêng chât kich thích và thuốc lá, giờ cháu chả biêt nghe ai nữa 🙁 hiện tại cháu có hút thuốc lào. theo bác sĩ cháu co lên bỏ thuốc lào không ạ. chău năm nay 19 tuoi ạ. mong bác sĩ giúp cháu. cháu cảm ơn ạk.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Công Nguyên,
Trường hợp bị viêm đường tiết niệu, bạn chú ý nên có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; kết hợp tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, duy trì chế độ dự phòng tốt; để tình trạng bệnh sớm ổn định và hạn chế tái phát.
* Các nhóm thực phẩm nên ăn
– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, ớt chuông, ổi vì vitamin C có tác dụng hỗ trợ chống lại các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và ngăn ngừa sự tái phát.
– Trà thảo dược cũng tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: Trà gừng, bạc hà, râu ngô, mã đề giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
– Bữa ăn hàng ngày nên cung cấp đầy đủ rau xanh và các loại trái cây tươi. Rau củ quả và một số loại hạt là những thực phẩm lành mạnh nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng cho hệ tiết niệu.
* Thực phẩm không nên ăn
– Không nên hấp thụ các thực phẩm đã được chế biến sẵn, những đồ ăn nhanh, pho mát
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa, socola
– Các chất kích thích như chè, cà phê hoặc đồ uống có cồn, có gas cần được đưa ra khỏi danh sách trong ăn uống hàng ngày
– Đồ ăn cay nóng càng hạn chế càng tốt
– Hạn chế ăn mặn hoặc quá ngọt.
– Thuốc lá, thuốc lào là những chất kích thích phản ứng co thắt bàng quang khiến tăng tình trạng tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện, bạn nên hạn chế hút.
Kèm theo đó bạn có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo giúp ổn định tình trạng viêm đường tiết niệu và dự phòng tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!