Nước tiểu sậm màu làm người bệnh cảm thấy khá lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng này? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên mà khá nhiều độc giả gửi về.
Cơ chế hoạt động của nước tiểu
Hệ đường tiết niệu trong cơ thể người có vai trò khá quan trọng, đảm nhận việc bài tiết nước tiểu của cơ thể ra bên ngoài.
Quá trình thải nước tiểu như sau: Thông qua quá trình lọc của thận, nước tiểu xuất phát từ tiểu cầu thận đi qua ống thận, qua vùng xượng chậu, ống dẫn nước tiểu và tới bàng quang. Nước tiểu ra bàng quang còn phải qua cơ vòng niệu đạo. Đối với nam giới, nước tiểu còn phải đi qua tuyến tiền liệt mới có thể bài tiết ra ngoài cơ thể.
Nguyên nhân khiến nước tiểu sậm màu
Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt nhưng khi cơ thể có vấn đề màu nước tiểu có thể thay đổi. Nếu nước tiểu có màu đục như sữa là do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh vàng da
Triệu chứng phổ biến của bệnh vàng da là nước tiểu có màu vàng sậm, gây ra bởi sự hình thành sắc tố da cam trong cơ thể. Thông thường, lượng hồng cầu sẽ chuyển thành sắc tố da cam, sau đó bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên do mức độ bất thường của sắc tố da cam trong máu nên làm tăng màu sậm nước tiểu.
Do mất nước
Khi lượng nước không đủ cung cấp cho cơ thể làm nước tiểu bị cô đặc và trở nên sậm màu. Do đó, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước là nước tiểu sẽ nhạt màu.
Do uống thuốc
Nếu bạn đang điều trị một số bệnh lý và dùng loại thuốc như rifampin và warfarin, nước tiểu sẽ chuyển màu đậm. Ngoài ra, nếu uống vitamin cũng làm đổi màu nước tiểu. Trường hợp này không đáng lo ngại, do màu nước tiểu là màu chứa trong thuốc được thải ra.
Do một số loại thực phẩm
Nếu bạn ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó như củ dền, quả mâm xôi đen hoặc đậu tằm sẽ làm đổi màu nước tiểu. Đó là do trong các thực phẩm này có chứa màu tự nhiên như anthocyanins và curcumins hoặc màu thực phẩm nhân tạo. Tuy vậy, sự đổi màu nước tiểu này không ảnh hưởng sức khỏe.
Do thiếu máu
Ở vài dạng bệnh thiếu máu như thiếu máu tan huyết sẽ làm nước tiểu có màu đỏ hoặc màu tối lẫn ít máu. Đây là biến chứng nghiêm trọng, cần phải đi khám bác sĩ sớm.
Alkaptonuria – rối loạn enzyme
Đây là chứng bệnh di truyền hiếm gặp gây ra bởi sự tích tụ axít homogentisic trong cơ thể. Trong trường hợp này, cơ thể không thể chuyển hóa axít amin tyrosine, do sự thiếu hụt enzyme. Sự tích tụ axit homogentisic làm nước tiểu có màu nâu đậm.
Do chứng rối loạn gan
Màu nước tiểu sậm và hơi đục là một trong các triệu chứng chủ yếu của rối loạn gan, bao gồm viêm gan cấp tính do vi-rút, xơ gan hoặc suy gan, làm thải ra quá nhiều sắc tố da cam trong nước tiểu.
Các rối loạn sức khỏe khác
Một số rối loạn khác như có lượng canxi trong máu cao bất thường và rối loạn về thận cũng có màu nước tiểu sậm. Trong vài trường hợp, việc nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng làm nước tiểu hơi sậm màu.
Do bệnh ung thư
Trong vài trường hợp nghiêm trọng hiếm thấy, màu nước tiểu sậm cũng là dấu hiệu quan trọng báo hiệu vài loại bệnh ung thư như ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, khối u ác tính trong bệnh ung thư da cũng gây ra sự bất thường về màu sắc nước tiểu.
Linh đã bình luận
Tại sao nước tiểu của em lại có màu sậm đen? Nhờ bác sỹ tư vấn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Linh!
Triệu chứng đi tiểu màu sậm đen là biểu hiện bất thường, có thể gặp trong bệnh lý về hệ thận- tiết niệu bạn nhé! Vậy nên bạn nên đi khám để biết rõ tình trạng bệnh và yên tâm điều trị
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!