Nước tiểu đục là tình trạng nước nước tiểu đục như nước vo gạo, có thể lẩn vẩn như có kết tủa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do chế độ ăn uống hoặc mắc một số bệnh lý nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hiện tượng nước tiểu đục và cách xử lý.
Nguyên nhân nước tiểu đục
Ở người bình thường, nước tiểu có màu trong hoặc hơi vàng nhạt. Khi nước tiểu đục, nguyên nhân thường gặp dưới đây là:
Uống không đủ nước
Do chúng ta không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể nên không thể lọc hết những gì bên trong đường tiết niệu. Vì vậy cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất ngày 1-2 lít để nước tiểu trở lại bình thường.
Do thực phẩm
Một số loại thực phẩm chúng ta hấp thụ vào cơ thể có ảnh hưởng tới màu sắc của nước tiểu. Ví dụ như ăn nhiều thịt và gia vị , thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu bị đục và có mùi nặng hơn. Một số loại thực phẩm như củ cải đường, nước cam, sữa, măng tây có thể làm cho nước tiểu bị đục. Uống rượu làm cho nước tiểu không còn độ trong.
Vì vậy để khắc phục tình trạng này cần thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày để nước tiểu trở lại bình thường. Thực đơn nên có nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu và gây tổn thương bên trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu bị đổi màu sắc. Ngòai ra đi kèm với nước tiểu đục là cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia
Người bệnh ngoài triệu chứng bị nước tiểu đục còn có triệu chứng khác như tiểu gắt, tiểu buốt, sốt và đau hông lưng, có thể có mủ. Khi đó người bệnh cần đến các trung tâm y tế để siêu âm và xét nghiệm để chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Tiểu dưỡng chấp
Đây là hiện tượng có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Nước tiểu khi đó có màu trắng đục, có váng mỡ để lắng thành mảng keo, màu trắng sữa hoặc mỡ đông. Hiện tượng xảy ra từng đợt và không liên tục.
Tiểu phosphate
Hiện tượng có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu, đôi lúc đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo, lắng có cặn như cặn vôi. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý, nhưng để lâu dài và uống ít nước có thể bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.
Do thuốc
Một số loại thuốc khi uống có thể gây hiện tượng nước tiểu đục, ví dụ như thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.
Lưu ý: Nếu nước tiểu đục do thực phẩm hoặc thiếu nước thì cần thay đổi chế độ ăn uống. Còn nếu do bệnh lý nào đó cần đi khám và điều trị kịp thời.
Màu nước tiểu biểu hiện bệnh gì?
Sự thay đổi của màu nước tiểu là vô hại, không gây đau và không có triệu chứng gì. Nhưng khi có những rối loạn trong trai đổi chất hoặc do thay đổi nào thì có thể làm màu sắc của nước tiểu.
- Nước tiểu màu nâu: Cảnh báo một số bệnh như xơ gan, viêm ga, ngộ độc asen, chloroform và viêm thận, cầu thận cấp tính.
- Nước tiểu màu đỏ: Chứa 1 lượng tế bào máu, dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu
- Nước tiểu trắng: Khi đó cảnh báo trường hợp đường ruột của bạn có vấn đề, không hấp thụ được chất lỏng hoặc nhiễm trùng giun.
- Nước tiểu xanh lá cây: Đường tiết niệu nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa
- Nước tiểu màu rượu vang đỏ: Dấu hiệu bệnh Porphyria, gây ảnh hưởng xấu lên da và hệ thần kinh người bệnh.
- Nước tiểu màu nâu đen, đại tiện kèm phân trắng, vàng da và mắt là dấu hiệu của bệnh gan
- Nước tiểu có mùi hôi kèm với hiện tượng đau tức bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu tiện là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bài thuốc chữa nước tiểu đục
Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo
Khi đó người bệnh thấy mỏi lưng, bụng dưới có cảm giác nặng nề, rêu lưỡi trắng, dày đi tiểu khá dễ dàng. Khi gặp phải chứng bệnh này có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:
Tỳ giải 20g, bạch mao căn 20g, bạch linh 16g, chi tử 12g, mã đề thảo 16g, cây và lá cối xay 16g, thủy long 20g, đinh lăng 20g, đậu đen (sao thơm) 24g, ngũ gia bì 16g, trần bì 12g, cam thảo đất 16g. Đem sắc uống ngày một thang và chia làm 3 lần có công dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các vị mã đề thảo, đinh lăng, cối xay thanh nhiệt ở hạ tiêu. Bạch linh, ngũ gia bì, tỳ giải lợi thấp hóa ứ. Trong khi đó đậu đen, trần bì, cối xay trừ phong tiêu độc.
Bài 2:
Hương nhu trắng 20g, đinh lăng 20g thủy long 20g, xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, huyết đằng 16g, thổ linh 20g, hoài sơn 16g, trần bì 12g, lá đắng 16g, tang bạch bì 16g, bạch linh 12g, thài lài tía 20g. Uống ngày 1 thang và chia làm 3 lần, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, tư bổ thận khí, trừ phong và tiêu độc
Nước tiểu đục có máu
Khi đó người bệnh thường có triệu chứng như đau lưng, ù tai, tim hồi hộp, buồn phiền và ngủ ít. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1:
Mã đề, râu ngô, kim tiền thảo, lá tre mỗi vị 20g, thủy long 24g, cỏ mực 16g, lạc tiên 16g, lá vông 16g; phòng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Uống ngày 3 thang chia làm 3 lần có tác dụng lợi tiểu, lương huyết, thuận khí và dưỡng tâm.
Mã đề chứa nước tiểu đục
Bài 2:
Ích mẫu 16g, rau má 20g, tang diệp 20g, lá tre 16g, hương nhu trắng 16g, cỏ mực 20g, bạch mao căn 20g, đậu đen (sao thơm) 24g, hoàng liên 12g, chi tử 16g, long nhãn 12g, tâm sen 10g, hoàng kỳ 16g, phòng sâm 16g, cam thảo 12g, trần bì 12g. Uống ngày 1 thang và chia làm 3 lần, cần sắc uống có tác dụng lợi tiểu, lương huyết, thanh tâm hỏa, điều khí, bình thần.
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp với món cháo tim lợn đậu đen để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Nguyên liệu bao gồm 1 quả tim lợn, sa nhân 20g, lạc tiên 20g, hắc táo nhân 20g, đậu đen 40g, tạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Tim lợn rửa sạch ướp với gia vị. Sắc các vị sa sâm, lạc tiên, hắc táo nhân lấy nước và bỏ bã. Nước đó lấy đun cùng gạo và đậu đen, khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm cho chín đều. Thêm gia vị,rau thơm…ăn nóng có tác dụng thanh tâm, bổ ích, ích thận, lương huyết.
Thu Ngân_Nieubao.vn
Le đã bình luận
Thinh thoan nuoc tieu ra thuong bi duc khi ban dau di tieu.cho hoi co nguy hiem gi khong?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Lê,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trước hết, Anh nên điều chỉnh chế độ ăn như uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng tiểu đục vẫn tái diễn, anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, anh có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải tủa đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!
Vo Dinh Hung đã bình luận
Bác sĩ !cho hỏi tôi thỉnh thoảng bị tiểu đục nhưng không đau buốt là biểu hiện của bệnh gì?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Hùng,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trước hết, Anh nên điều chỉnh chế độ ăn như uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng tiểu đục vẫn tái diễn, anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, anh có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải tủa đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!
Bùi đức thành đã bình luận
Cho em hỏi tí,mấy hôm nay em đi tiểu có màu hơi sẫm ,thi thoảng có cảm giác mỏi ở thắt lưng là bệnh gì ah
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Thành,
Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Màu nước tiểu thay đổi có thể do ảnh hưởng lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu. Bạn nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, theo dõi thêm tình trạng màu nước tiểu của mình. Nếu có triệu chứng bất thường, nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Trantienhung đã bình luận
Cho tôi hỏi .tôi bị đái cặn đục như nước gạo đặc . vì sao vậy
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Hung.
Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Màu nước tiểu thay đổi có thể do ảnh hưởng lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu. Bạn nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, theo dõi thêm tình trạng màu nước tiểu của mình. Nếu có triệu chứng bất thường, nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Phan đức công đã bình luận
Nước tiểu đục có màu nâu đỏ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Công
Nước tiểu đỏ thường ít gặp ở những người khỏe mạnh. Tiểu đỏ có thể do ảnh hưởng bởi các đồ ăn, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, u bàng quang…
Trường hợp của bạn có kèm theo cả triệu chứng đi tiểu nhiều lần và cảm giác tiểu không hết rất có thể bạn đang gặp vấn đề về viêm đường tiết niệu nhé.
Trước hết bạn nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để bác sỹ chẩn đoán và điều trị đúng hướng nhé!
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!