Nam giới cũng dễ dàng mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Những triệu chứng như tiểu nhiều, đau và rát bỏng mỗi khi đi tiểu, tiểu đêm, nước tiểu đục… Cần có biện pháp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.
Triệu chứng thường gặp
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đi tiểu thường xuyên bất thường
- Buồn tiểu dữ dội
- Đau, khó chịu hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
- Thức giấc khi ngủ để đi tiểu
- Đau, áp lực ở khu vực bàng quang (đường giữa, bên dưới rốn)
- Đái dầm ở một người thường không đi tiểu vào ban đêm
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Sốt, có hoặc không có ớn lạnh
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau ở phía lưng trên
Phòng chống viêm đường tiết niệu ở nam giới
Để phòng chống hiệu quả nam giới thực hành tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh được truyền qua đường tình dục.
Ở nam giới có phì đại tuyến tiền liệt lành tính, nên cắt giảm caffeine và rượu hoặc dùng thuốc theo toa nhất định có thể giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu và ngăn chặn sự tích tụ của nước tiểu trong bàng quang, nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
Việc chuẩn đoán nhiễm trùng dựa trên những triệu chứng của người bệnh và kết quả kiểm tra tổng quát và xét nghiệm nước tiểu. Với những nhiễm trùng tiêu biểu bác sĩ có thể xem cả tế bào bạch cầu và vi khuẩn.
Ở nam giới, xét nghiệm trực tràng sẽ giúp bác sĩ đánh giá kích thước và hình dạng của tuyến tiền liệt. Nếu bạn còn trẻ và không có dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để tìm sự bất thường về tiết niệu làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam
Khagns sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu một cách hiệu quả. Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu bác sĩ có thể chọn loại kháng sinh tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi từ 7-10 ngày điều trị. Sau quá trình điều trị có thể tái xét nghiệm lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra lại. Nếu được chẩn đoán là nhiễm trùng tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh trong ba tuần hoặc lâu hơn.
Những người đang bị nhiễm trùng tuyến trên (bàng quang và thận) nghiêm trọng có thể sẽ được yêu cầu điều trị tại bệnh viện và thuốc kháng sinh sẽ được truyền thông qua một ống thông tĩnh mạch. Với trường hợp người đàn ông lớn tuổi lại có bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra tắc nghẽn dòng nước tiểu, việc điều trị có thể gồm thuốc hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Nieubao.vn