Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguy hiểm hơn có đến 5-10% thai phụ mắc bệnh nhưng không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời có vai trò quan trọng, nếu để chậm trễ có thể gây ra hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh
Đường tiết niệu của phụ nữ mang thai có đặc điểm khác so với bình thường, khối u tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản gây nên hiện tượng ứ đọng nước tiểu hoặc giãn đài bể thận do sự trào ngược nước tiểu. Hiện tượng ứ đọng nước tiểu gây hiện tượng ngược dòng bàng quang – niệu quản. Lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng…dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu.
Ngoài ra, hiện tượng mắc bệnh còn do vi khuẩn ở hậu môn, âm đạo xâm nhập vào niệu đạo vốn đã rất ngắn ở phụ nữ, nhiễm khuẩn khu trú ở đây gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn di chuyển đến bàng quang lan lên thận qua đường tiết niệu gây viêm thận – bể thận.
Thể bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Bệnh có các thể sau:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng
- Thể viêm bàng quang
- Thể viêm thận – đài bể thận
1.Thể không có triệu chứng
Thể bệnh không có biểu hiện lâm sàng, có đến 10% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này. Do đó ngay lần đi khám thai đầu tiên bà bầu nên khám và cấy nước tiểu và sau đó tới tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ phải xét nghiệm lặp lại để tìm vi khuẩn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm bàng quang cấp hoặc viêm đài bể thận. Thai nhi dễ bị chậm phát triển, sinh thiếu cân hoặc sinh non…
2. Viêm bàng quang
Kèm theo hiện tượng đái dắt đái buốt, đái ra mủ cuối bãi, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, không sốt nhưng người mệt mỏi và khó chịu. Điều trị không kịp thời có thể bị viêm thận – bể thận cấp.
3. Viêm thận – bể thận cấp
Đây là thể nặng nhất, khởi phát đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ. Người bệnh bị sốt cao tới 39 o C – 40 o C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, người mệt mỏi, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Biến chứng gây ra nếu không điều trị kịp thời là người mẹ dễ bị choáng, sốc, nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp…; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non… Bệnh thường gặp ở người có tiền sử bị viêm thận – bể thận do sỏi, viêm bàng quang do sỏi hoặc đường tiết niệu bị dị dạng.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu
Việc điều trị cho bà bầu thường khó khăn hơn, do việc coi thường bệnh nên không được phát hiện sớm, sử dụng thuốc bừa bãi không theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị khi đó sẽ trở nên phức tạo hơn.
Đối với thể không có triệu chứng: Bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng kháng sinh không có hại cho thai nhi, điều trị cho tới khi hết nhiễm khuẩn.
Thể viêm bàng quang: Thai phụ sử dụng kháng sinh tới 10 ngày, nếu điều trị ngắn ngày bệnh dễ bị tái phát khi đó phải dùng kháng sinh liều cao hơn. Kháng sinh thường dùng là ampicilin, erythromycin. Trường hợp vi khuẩn kháng thuốc (khoảng 30% E. Coli kháng thuốc) thì dùng amoxycillin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantoin.
Thể viêm thận – bể thận cấp: Bà bầu cần phải điều trị ở bệnh viện, được thăm khám đầy đủ và đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, kiểm tra xem hệ tiết niệu, chức năng của thận, siêu âm xem thai nhi có bị ảnh hưởng không… Muốn cho việc điều trị có kết quả tốt cần sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh hiệu quả phụ nữ mang thai cần chú ý những điều sau đây:
- Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần
- Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu
- Vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, hậu môn hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau
- Uống đủ nước để đào thải các vi khuẩn có hại và độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời phòng sỏi tiết niệu
- Khi có những triệu chứng cần được phát hiện sớm và đưa tới các trung tâm y tế để chữa bệnh kịp thời. Với viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp, cần xác định là trường hợp nặng, đưa đến đúng tuyến, điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai.
Nguồn: Theo SKDS
Ly đã bình luận
E đang mang thai 34 tuần. Mấy ngày nay đi tiểu buốt và có ra máu. Phải dùng thuốc gì để điều trị ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Ly,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Vu thi nhi đã bình luận
E mang thai 36 tuần rồi mới đây đi khám bs bảo e bị viêm đường tiết niệu không biết thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Nhi,
Hiện nay với tình trạng viêm đường tiết niệu, đối với phụ nữ mang thai chuyên gia khuyến cáo chưa nên dùng Niệu Bảo chị nhé.
Chị nên đi khám kiểm tra và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Thanh tuyền đã bình luận
Em bi nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm theo nông sốt. Phải làm sao vậy bác sỹ!?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Thanh Tuyền!
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các triệu chứng khó chịu như: tiểu buốt rát, tiểu nhiều lần… nguy cơ mắc và tái phát khá cao. Bạn nên uống thuốc điều trị theo đơn đi khám, chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Bạn dùng liều 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Phạm Thị Ngát đã bình luận
E đang mang thai 17 tuần. Thấy trong đơn thuốc ghi nhiễm khuẩn đường tiết liệu. Bsi cho e hỏi như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Ngát!
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc chị mau khỏe!