Hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới hơn và gây ra cảm giác khó chịu và đau rát. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong đường tiểu. Vi khuẩn có thể phát triển ở bất cứ đâu trong đường tiểu nhưng thông thường xuất hiện ở trong bàng quang, nếu không được xử trí tốt có thể gây ra những chứng bệnh nặng hơn và khó điều trị.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu khá đa dạng nhưng chủ yếu gây nên do vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ví dụ như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma… Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S.saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Ngoài ra người ta còn gặp một số NCT bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.
Ở nữ giới có tới 50% bị nhiễm trùng đường tiết niệu qua quan hệ tình dục và lần đầu do bạn đời vệ sinh không sạch sẽ. Ngoài ra mầm bệnh có sẵn ở phần âm hộ, gần hậu môn, khi quan hệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm lấn.
Khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do bị khô màng nhầy vì thiếu hụt estrogen, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển do khan hiếm Doderlein ở vùng âm hộ, mà đây là vũ khí chống lại các mầm bệnh.
Phụ nữ thường xuyên ngâm mình trong môi trường ẩm ướt và không vệ sinh đúng cách thì có khả năng cao bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra do bị táo bón lâu ngày, thức ăn di chuyển chậm qua ruột gây ứ đọng ở hậu môn và âm hộ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Đối tượng là người cao tuổi, sức khỏe bị giảm sút nên thường đi tiểu không kiểm soát dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân nội sinh gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở người cao tuổi ví dụ như sỏi đường tiết niệu, một số trường hợp do cản trở dòng chảy của nước tiểu, nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Các bệnh như về tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống, nằm lâu do bại liệt hoặc do bất động bởi cố định xương bị gãy cũng dẫn tới tình trạng này. Trường hợp do nguyên nhân ngoại sinh như nong niệu đạo, mổ lấy sỏi hoặc mổ u xơtiền liệt tuyến bị bội nhiễm, viêm tiền liệt tuyến đưa đến viêm đường tiết niệu.
Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể là dấu hiệu của việc giải phẫu đường tiểu, cần lưu ý trường hợp này cần có các xét nghiệm bổ sung.
Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như sau:
- Một số đối tượng đặc biệt ở người cao tuổi như đau lưng, đau có thể âm ỉ hoặc thành cơn rõ rệt.
- Người bệnh cso thể sốt và rét run,người cao tuổi có thể sốt nhẹ hoặc không sốt mà thấy ớn lạnh (do sức đề kháng kém)
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu khó
- Tiểu đau và buốt
- Màu nước tiểu có thể đục hoặc có màu hồng, là hiện tượng đái ra máu
- Nếu có sỏi thì kèm theo đau lưng hoặc các cơn đau quặn thận, kèm đái rắt đái buốt
Để chuẩn đoán chứng bệnh ngoài một số triệu chứng lâm sàng cần có một số xét nghiệm liên quan như siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị cụ thể.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu một cách hiệu quả:
- Nên uống nhiều nước, nước giúp loại bỏ các vi khuẩn trong cơ thể dễ dàng hơn, làm cho chúng không có cơ hội sinh trưởng trong bàng quang
- Đi vệ sinh lau từ trước ra sau tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn và niệu đạo
- Tiểu tiện sau mỗi lần quan hệ tình dục
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Cần đi tiểu khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu, để nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa đến suy thận, áp-xe quanh thận. Vì vậy cần có biện pháp ngăn ngừa để tránh các bệnh đáng tiếc xảy ra, thực hiện “phòng hơn chống”.
Thanh Mai_Nieubao.vn