Viêm đường tiết niệu là chứng viêm nhiễm thường xảy ra ở đường tiết niệu, thủ phạm là do vi khuẩn gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Tuy không đe dọa tới tính mạng con người nhưng nó gây đau rát và khó chịu. Nếu xảy ra tình trạng kháng thuốc thì sự đau đớn và khó chịu sẽ tăng lên.
Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu
Chủ yếu viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang, nó sẽ gây ra một số triệu chứng như dưới đây:
- Mỗi khi đi tiểu có hiện tượng đau và rát
- Luôn muốn đi tiểu và đi tiểu gấp
- Còn cảm thấy đau phía bụng dưới
- Đặc điểm nước tiểu là có màu đục và có mùi hôi
- Một số trường hợp ngoại lệ còn không có triệu chứng
- Nếu là viêm thận thì có các triệu chứng:
- Đau xuất hiện bên thắt lưng
- Hiện tượng sốt và rét run
- Buồn nôn và nôn
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus… Ngoài ra một số người bị viêm đường tiết niệu do nấm.
Con đường lây nhiễm có thể do chúng ta vệ sinh không tốt, vi khuẩn cso thể lây lan từ hậu môn sáng đường sinh dục và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Đặc biệt là đối tượng nữ giới, do đặc thù như đóng băng vệ sinh, dịch âm đạo, cửa niệu đạo mở thông nên dễ dàng bị viêm nhiễm. Nam giới thì vi khuẩn không thể xâm nhập bằng cách này nhưng nếu bao quy đầu không được vệ sinh thì cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân còn do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chẳng hạn như vi khẩn lậu, vi khuẩn giang mai. Nó lan mức độ nhanh do tình dục không an toàn.
Chuẩn đoán và biến chứng
Chuẩn đoán phân biệt
Hiện tượng bỏng rát khi đi tiểu cũng có thể là viêm đường tiết niệu hoặc là triệu chứng của các bệnh khác. Do đó cần một số xét nghiệm đơn giản để phân biệt viêm đường tiết niệu và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Biến chứng
Khi có dấu hiệu của viêm đường tiết niệu bạn cần đi khám ngay. Tuy đây không phải là cấp cứu nội khoa nhưng nó cũng có thể bị biến chứng cao. Những đối tượng này bao gồm phụ nữ có thai, người già, nam giới, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn thận, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Những biến chứng gây ra có thể là nhiễm trùng lan từ bàng quang tới 2 thận. Khi vi khuẩn đã tấn công vào thận nó sẽ gây tổn thương cho thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng của thận, làm tăng nguy cơ suy thận. Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và lan tới các tạng khác
Yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu
Một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu:
- Viêm đường tiết niệu thường gặp ở những phụ nữ có quan hệ tình dục, vệ sinh không sạch sẽ sau giao hợp
- Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể
- Tắm quá nhiều
- Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu
- Bệnh sỏi thận
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, các bác sĩ có thể kê kháng sinh có thể chữa khỏi. Ngoài ra bạn nên uống đầy đủ nước, kết hợp với việc đi tiểu thường xuyên để tống các vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Nếu bị viêm thận cũng có thể điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp bị nặng có thể điều trị băng dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Nếu viêm đường tiết niệu tái phát, đặc biệt là ở phụ nữ, bệnh tái diễn nhiều lần. Khi bị từ 3 lần trở nên trong năm cần hỏi bác sĩ để có cách giảm tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể lựa chọn:
- Sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài
- Dùng một liều kháng sinh sau khi quan hệ tình dục
- Dùng kháng sinh tự điều trị ngay sau khi xuất hiện triệu chứng
Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
Để phòng ngừa viêm niệu đạo “ghé thăm” dưới đây là một số biện pháp có thể tham khảo:
- Vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm, giữ gìn nhà vệ sinh luôn sạch sẽ
- Sau khi quan hệ nên đi tiểu để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Phụ nữ vệ thay băng vệ sinh trong ngày có kinh nguyệt, chung thủy 1 vợ 1 chồng
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để đào thải những chất độc trong cơ thể
- Không nên nhịn tiểu, vì nhịn nước tiểu sẽ bị ngưng đọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin C, vitamin C có tắc dụng ngăn ngừa viêm bàng quang hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Thanh Mai_Nieubao.vn
lê giang đã bình luận
tôi rất hay bị đi tiểu,tối từ 1-2 lần,ngày đi tiểu nhiều lần,có khi buồn tiểu nhưng tiểu ít,nước tiểu vẫn trong,tôi vẫn uống đủ nước.xin hỏi bs tôi bị bệnh gì,uống thuốc và phòng trị bệnh.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Giang,
Người bình thường thường đi tiểu dưới 8 lần trong ngày, và thường tiểu đêm dưới 1 lần. Tuy nhiên nếu chị đang có hiện tượng đi tiểu đêm từ 1-2 lần thì đó cũng chưa phải là dấu hiệu bệnh lý chị nhé! Trước mắt, chị nên thử áp dụng cách thay đổi lối sống trong 1 thời gian để theo dõi như: giảm lượng nước uống buổi tối, tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, đi ngủ sớm, không nên thức khuya và làm việc nhiều về đêm. Không sử dụng các chất có tác dụng lợi tiểu như caffeine… Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh lối sống mà triệu chứng vẫn chưa có cải thiện thì chị nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám trực tiếp!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn chị nhé!
Hp đã bình luận
Xốn đường tiểu gây khó chịu, thường xuyên muốn đi tiểu. Mỗi lần đi ít nhưng cảm thấy rát. Xin hỏi như vậy là bị bệnh gì?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu buốt rát, nhiều lần, tiểu rắt, tiểu mủ hoặc màu nước tiểu bất thường.
Bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Châu ngọc hân đã bình luận
nam giới có thể nào tự bị nhiễm nấm viêm niệu đạo không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hân,
Nam giới dễ mắc bệnh viêm niệu đạo do thói quen vệ sinh hằng ngày không đúng cách hoặc hệ lụy của việc lười vệ sinh. Vệ sinh không thường xuyên, các chất bẩn bựa tồn đọng là môi trường lí tưởng để vi khuẩn, nấm tấn công và phát triển gây nên các bệnh viêm đường tiết niệu. Trường hợp khác nam giới có vệ sinh nhưng không đúng cách, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh gây kích ứng da, mẩn đỏ, tổn thương tạo thành các vết loét và bị nhiễm khuẩn, nấm, dẫn đến mắc bệnh viêm niệu đạo. Đối với nam giới đã có quan hệ tình dục với bạn tình, gái mại dâm hoặc vợ bị mắc bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nếu có các triệu chứng nghi ngờ viêm niệu đạo, nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Cần thêm thông tin, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!
lê thị hương đã bình luận
Chào bác sỹ em bị đi đái ra máu e đi khám bác sỹ bảo bị viêm đường tiết niệu bác sỹ tư vẫn giúp e ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Lê Thị
Nước tiểu đỏ thường ít gặp ở những người khỏe mạnh. Tiểu đỏ có thể do ảnh hưởng bởi các đồ ăn, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, đôi khi cũng là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, u bàng quang…
Trong trường hợp mình đã đi khám bác sĩ kết luận viêm đường tiết niệu chị nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ và dùng kèm Niệu Bảo liều 6 viên/ ngày chia 2 lần trong tuần đầu tiên, sang tuần thứ 2 giảm liều 4 viên duy trì trong 1 tháng để tái tạo niêm mạc đường tiểu tốt nhất nhé.
Chị nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, chị nên sắp xếp thời gian đi tái khám nhé!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
Nguyen thu đã bình luận
Em đi tiểu ít và khi đi tiểu thì có hiện tượng đau bụng dưới . Bác si cho e hỏi e có phải e bị viêm đường tiết niệu ko ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Thu!
Triệu chứng của bạn có thể gặp trong Viêm đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu… bạn nhé! Trước mắt, bạn chú ý uống 2- 2,5 lít nước/ ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, vẹ sinh cá nhân hằng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Nếu các triệu chứng vẫn chưa cải thiện, hoặc kèm theo triệu chứng bất thường như sốt, bí tiểu hoàn toàn, tiểu buốt rát, bạn cần đi khám kiểm tra sớm
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mau khỏe!