Đi tiểu ra máu (còn gọi là đái ra máu) là tình trạng trong nước tiểu có máu, hay chính xác hơn là có chứa hồng cầu. Thường chỉ có hai loại chính là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.
Tiểu ra máu là gì?
Như đã nói ở trên, có hai loại chính là: Tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể.
- Tiểu ra máu vi thể là tình trạng trong nước tiểu có chứa hồng cầu nhưng lượng hồng cầu ít, không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, cần phải được các bác sĩ làm các xét nghiệm chuyên môn mới có kết luận chính xác.
- Tiểu ra máu đại thể là tình trạng trong nước tiểu cũng có chứa hồng cầu, nhưng lượng hồng cầu rất lớn, có thể nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt thường, quan sát sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc màu vàng sậm, thậm chí còn có thể thấy xuất hiện cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu.
Người bị đi tiểu ra máu khi đi tiểu thường bị đau, buốt. Đôi khi trong nước tiểu còn kèm theo mủ, sỏi nhỏ hoặc dưỡng chất.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu
1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân chính và dễ hay mắc phải dẫn đến đi tiểu ra máu. Khi đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, sẽ gây viêm và làmtổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… khiến cho hồng cầu ra ngoài theo đường nước tiểu. Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như: sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt. Với triệu chứng này có thể là bị mắc bệnh ở niệu đạo hoặc bàng quang.
Nếu có triệu chứng sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng…có thể là bị mắc bệnh viêm thận, viêm bể thận. Con đường gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn đi vào thận qua đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản.
2. Sỏi đường tiết niệu
Bị sỏi đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân gây đi tiểu ra máu. Sỏi được hình thành là do các chất khoáng trong nước tiểu đôi khi chúng kết thành thể rắn nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian dài, chúng có kích thước to dần thành những viên sỏi cứng. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, niệu đạo…
Sỏi ở dạng dứng yên thì người bệnh không có cảm giác đau và đôi khi không biết. Tuy nhiên, khi chúng gây tắc nghẽn hoặc di chuyển xuống dưới sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu, gây cảm giác đâu buốt và đi tiểu ra máu.
Để chuẩn đoán được sỏi hệ tiết niệu có thể sử dụng các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh như: chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp… sẽ cho kết quả chính xác.
3. Ung thư tuyến tiền liệt
Đôi khi tiểu ra máu còn là một nguyên nhân của các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận. Các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh không phát hiện được sớm bệnh. Chỉ đến khi tiểu máu đại thể mới đi khám thì khối u thường đã ở giai đoạn di căn nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người trung niên, khoảng gần 50 tuổi trở lên.
4. Phát triển tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo, thường phát triển khi ở lứa tuổi trung niên. Khi tuyến phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu gây triệu chứng đái khó, đái ngắt quãng… và có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể. Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây triệu chứng tương tự.
5. Tiểu ra máu do bệnh di truyền
Những người có bệnh di truyền về thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu trong nước tiểu, có thể ở mức vi thể hoặc đại thể. Hội chứng Alport (tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu máu.
6. Chấn thương thận hoặc thể dục nặng
Trường hợp thận bị tổn thương do va đập, do tai nạn hoặc luyện tập các môn thể thao mạnh có thể gây tổn thương đến bàng quang, mất nước hoặc sự cố các tế bào máu đỏ… Biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được ngay sau khi thực hiện một buổi tập dữ dội.
7. Bệnh về thận
Viêm cầu thận gây viêm nhiễm hệ thống lọc của thận cũng là nguyên nhân phổ biết gây ra vi chảy máu. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh hệ thống, chẳng hạn như tiểu đường, hoặc nó có thể xảy ra riêng một mình. Nguyên nhân của viêm cầu thận hoặc do nhiễm virus hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch), các vấn đề miễn dịch như bệnh lí thận… chúng ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lọc máu trong thận.
8. Do dùng thuốc
Đôi khi sử dụng một số loại thuốc cũng gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Các loại thuốc cần lưu ý như: Thuốc chống đông (Heparin, kháng vitamin K), thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin), thuốc chống ung thư (cyclophosphamid).. Khi nhưng sử dụng các loại thuốc này, chứng tiểu máu sẽ hết.
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu máu, có thể là bệnh Schistosoma bàng quang, bệnh giun chỉ hệ bạch huyết, các bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, do truyền nhầm nhóm máu gây vỡ hồng cầu hoặc tiểu máu….
Khi tình trạng tiểu ra máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày mà vẫn không khỏi thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để làm các xét nghiệm xác định chính xác bệnh kịp thời.
Các phương pháp điều trị khi bị tiểu ra máu
Tiểu ra máu về bản chất là triệu chứng của các bệnh lý thực thể đã nêu ở trên liên quan đến hệ tiết niệu hoặc các bệnh khác. Nếu bị tiểu ra máu (tiểu máu đại thể) hoặc nghi ngờ bị tiểu ra máu (tiểu máu vi thể) khi thấy cơ thể mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu rắt, đau hố thắt lưng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời theo nguyên nhân chính xác.
Một số cách điều trị theo từng nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thường sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng tiểu máu sẽ giảm dần trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng bệnh nhiễm trùng định kỳ có thể cần nhiều phương pháp điều trị và thời gian lâu hơn.
Sỏi thận: Uống nước nhiều và hoạt động là biện pháp đơn giản và dễ dàng để loại bỏ sỏi thận. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả thì bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp xâm lấn sâu hơn như: dùng sóng xung kích để phá vụn sỏi thận, hoặc có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.
Mở rộng tuyến tiền liệt: Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng và phục hồi chức năng bình thường của đường tiết niệu. Tất cả đều có hiệu quả đến mức độ khác nhau và đều có nhược điểm. Đầu tiên sẽ sử dụng thuốc đặc trị, nhược điểm của nó là sẽ mất thời gian dài. Khi thuốc không đỡ, có thể sử dụng phương pháp chiếu nhiệt, tia laser hoặc sóng âm để tiêu diệt tế bào tuyến tiền liệt… tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng.
Ung thư: Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư là phương pháp thường được sử dụng. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, hoặc lành hay ác tính…của khối u mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn bàng quang. Có thể kết hợp với phương pháp hóa trị….
Rối loạn di truyền: Với trường hợp hội chứng Alport nghiêm trọng phải áp dụng biện pháp chạy thận, còn các trường hợp thiếu máu sẽ điều trị bằng truyền máu, hoặc nếu có điều kiện tốt có thể cấy ghép tủy xương.
Với các bệnh khác liên quan đến thận, thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể tương ứng với nguyên nhân gây bệnh.
Khi tình trạng tiểu ra máu kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày mà vẫn không khỏi thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.
Phòng tránh tiểu ra máu
- Nên uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu, vệ sinh cơ quan bài tiết sạch sẽ, có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Không nên sử dụng các thực phẩm chứa oxalate, hạn chế muối, protein… Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại để tránh ảnh hưởng tới thận.
Bạn nên tạo cho mình thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc và hoạt động thể thao hợp lý để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Nieubao.vn
Hoàng văn huy đã bình luận
Chào bác sĩ ạ
Bà nội em 82 tuổi, bị thoái hóa đốt sống lưng mới đi khám uống thuốc theo đơn bác sĩ thì có tình trạng đi tiểu ra máu, không buốt rát, không có triệu chứng khác. Không có tiền sử bị sỏi thận gì
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Huy!
Triệu chứng của bà có thể chưa có dấu hiệu bệnh lý đường tiết niệu anh nhé! Có thể do dùng thuốc gần đây gây nước tiểu bị ảnh hưởng. Anh lưu ý bà nên uống nhiều nước từ 1,5- 2 lít nước/ ngày, ăn các đồ mát, hạn chế đồ ăn cay nóng và vệ sinh cá nhân hàng ngày
Ngoài ra anh có thể cho bà dùng thêm sản phẩm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược để đề phòng Viêm đường tiết niệu anh nhé
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc bà mau khỏe!
Trần thị thanh đã bình luận
Chào bác sĩ em năm nay 20 tuổi hai ngày trước e có quan hệ với bạn trai hôm nay tự nhiên em rất buồn đi tiểu có cảm giác buốt nước tiểu có màu hồng nhạt em bây giờ cảm thấy người mệt mỏi bác sĩ có thể cho em biết tại sao em bị như vậy không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Thanh,
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu máu hoặc màu nước tiểu bất thường.
Bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé:
http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Hiền đã bình luận
Đi tiểu ra máu nhiều, hơi sốt, đau bên hông ra lưng?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Hiền! Với thông tin bạn chia sẻ, khuyên bạn nên đi khám để kiểm tra rõ nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị nhé. Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi lên Tổng đài miễn cước 18001723 trong giờ hành chính nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!