Tiểu buốt là hiện tượng đi tiểu có cảm giác đau buốt, khó chịu, cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tiểu buốt có thể do nhiễm khuẩn thông thường hoặc do một bệnh lý nào đó, nhưng tốt nhất khi gặp hiện tượng này người bệnh nên đi khám để có hướng điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây chứng tiểu buốt
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tiểu buốt:
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới hiện tượng tiểu buốt đó là do lây nhiễm qua hoạt động quan hệ tình dục không sạch sẽ, hoặc có thể do lây gián tiếp qua các dụng cụ vệ sinh, tắm. Vì vậy để phòng ngừa, người bệnh cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đảm bảo quan hệ tình dục an toàn tránh những bệnh đáng tiếc xảy ra.
Khi mắc chứng viêm niệu đạo, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm niệu đạo, người bệnh có cảm giác đau và rát buốt khi đi tiểu, mủ cũng có thể xuất hiện ở đây. Người bệnh cần đến các trung tâm y tế để khám và chữa bệnh nếu không để nặng rất khó chữa. Viêm âm đạo thường xảy ra ở nữ giới hơn do các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo đã vốn rất ngắn của nữ.
Hiện tượng viêm bàng quang là nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp nhất, làm vùng bụng bị đau tức, nước tiểu khai, tiểu buốt đôi khi là tiểu ra máu. Khi gặp trường hợp này không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc nào.
Bệnh viêm thận, viêm bể thận cấp là nguyên nhân dẫn tới tiểu buốt, nhiễm khuẩn từ bàng quang lên hoặc do máu. Khi bị nhiễm khuẩn dạng này sẽ nhanh chóng làm giảm chức năng thận và gây tử vong khi không kịp thời điều trị.
Sỏi bàng quang, sỏi thận hoặc các khối u làm ngăn cản nước tiểu thoát ra gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu khó khiến người bệnh rất khó chịu và lo lắng. Ngoài ra hiện tượng tiểu buốt có thể do di truyền, điều này xảy ra ở cả nam và nữ.
Phòng tránh chứng tiểu buốt
Nguyên tắc chung vẫn là “phòng hơn tránh”, dưới đây là một số biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ gây tiểu buốt:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nước có thể đào thải các chất độc và vi khuẩn trong cơ thể ra ngoài
- Không nên nhịn tiểu, nên đi tiểu đều đặn và khi có nhu cầu để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang
- Vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, đi vệ sinh lau từ trước ra sau.
- Sau khi quan hệ nên đi tiểu để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang
- Tăng cường đề kháng bằng ăn đủ chất, cung cấp nguồn vitamin C
Nieubao.vn