Nước tiểu là dung dịch cơ thể thải ra sau quá trình trao đổi chất, vì vậy trạng thái của nước tiểu từ vàng nhạt trong bỗng chuyển vàng đục, đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh tiềm ẩn trong người hoặc liên quan đến chính những gì chúng ta vừa ăn, uống. Cụ thể ra sao, mời bạn cùng Niệu Bảo tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Màu nước tiểu nói gì về sức khoẻ của bạn?
Nguyên nhân gây ra nước tiểu vàng đục
Nguyên nhân lành tính
- Do thực phẩm: nước tiểu có sự liên quan mật thiết đến các thực phẩm, thức uống chúng ta nạp vào cơ thể. Vì vậy, thức ăn có nhiều chất đạm, tính kiềm.. như sữa, củ cải đường, măng tây, thịt mỡ… có thể khiến nước tiểu bị đục. Tương tự như thế, uống nhiều rượu cũng khiến nước tiểu mất đi độ trong.
- Do uống không đủ nước: một nguyên nhân phổ biến gây ra nước tiểu đục là do chúng ta không uống đủ nước. Khi đó, lượng nước trong cơ thể không đủ để lọc hết những cặn bã cần đào thải ở đường tiết niệu, khiến nước tiểu sánh đặc lại, có màu đục và mùi khai nồng hơn bình thường.
- Do môi trường ngoài: nước tiểu ngay sau khi tống xuất khỏi cơ thể có thể xuất hiện dưới dạng trong, hơi ngả vàng nhẹ. Nhưng dưới tác động của môi trường ngoài và vi khuẩn thì nước tiểu sẽ biến chất và đục dần. Trường hợp này là tự nhiên, bạn không cần quá quan ngại.
- Do dùng thuốc: một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.
Thực phẩm có tính kiềm khiến nước tiểu đục hơn.
Nguyên nhân ác tính
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh phổ biến và gây ra những biểu hiện mà ngay lập tức nhìn thấy, cảm thấy được. Trong đó, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến nước tiểu đục màu, lẫn máu ở trường hợp nặng, kèm theo cảm giác đái buốt, đái rắt, đau rát đường tiểu, bồn chồn mót tiểu suốt cả ngày.
- Do lậu, Chlamydia: ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người mắc lậu, chlamydia sẽ có những triệu chứng khác như tiểu buốt, sốt, đau hông lưng, thậm chí tiểu có mủ.
- Do rối loạn chức năng chuyển hoá: bệnh nhân mắc bệnh Gout thường gặp vấn đề ở chức năng chuyển hoá các chất, điều này cũng khiến cho nước tiểu buổi sáng của người bệnh có màu trắng đục, để lâu lại thì lắng căn như vôi, đó là do trong nước tiểu có chứa quá nhiều phốt pho, urat chưa được chuyển hoá. Nếu trường hợp này diễn ra quá lâu mà không được chữa trị, có thể dẫn đến bị sỏi thận do những tinh thể phốt pho đọng lại không thể bài tiết.
- Do tiểu dưỡng trấp: đây là căn bệnh khiến cho nước tiểu chuyển đục dễ thấy nhất. Thường thì lớp màu trắng đục sẽ nổi trên bề mặt nước tiểu và đôi khi có thêm váng mỡ. Để lâu nước tiểu lắng lại sẽ tạo mảng như mảng keo – trắng như sữa đông hay mỡ đông. Hiện tượng không xảy ra liên tục mà theo từng đợt. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân mắc giun chỉ, lao, u sau phúc mạc, chấn thương, vỡ các mạch bạch huyết dị dạng bẩm sinh.
Cách điều trị chứng nước tiểu vàng đục
Chứng nước tiểu vàng đục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy cần lưu ý đến cơ sở y tế để chuẩn đoán chính xác bệnh sau đó mới có thể điều trị phù hợp, nhất là đối với trường hợp nước tiểu đục do mắc lậu, chlamydia… Bởi những bệnh này có nguy cơ gây nhiễm cao và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
Đối với trường hợp nước tiểu đục do tiểu dưỡng trấp, theo thí nghiệm của Bệnh viên Đông y Hà Nội thì dùng nước sắc của rau dừa nước có tác dụng khả quan trong chữa trị bệnh này . Cụ thể, mỗi ngày cho bệnh nhân uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc ( thêm 1,5 – 2 lít nước, đun ski 2-3 giờ cho cạn còn 0,5 lít, chia làm 2 phần uống hết trong ngày), điều trị như vậy từ 4 đến 46 ngày liên tục tuỳ tình trạng bệnh, sẽ hết hẳn tình trạng tiểu đục, tiểu dưỡng chấp và sạch cả albumin, hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.
Đối với trường hợp nước tiểu dục do rối loạn chuyển hoá, khiến nước tiểu nhiều tinh thể khoáng, dễ dẫn đến sỏi thận, suy thận kèm theo thì bệnh nhân cũng có thể tham khảo các bài thuốc đông y của Lương y Hư Đan như:
- Dùng kim tiền thảo 20g, mía giò 20g, giá đỗ xanh 30g, lá tre 30g, sắc bằng ấm đất trong vòng 15 đến 20 phút, với lượng nước cách thuốc 2 đến 3 cm. Chia ra uống hết trong ngày.
- Dùng hạt sen 60g, sinh cam thảo 10g, sắc nước uống trong ngày. Có thể ăn kèm hạt sen khi uống nước thuốc.
Đối với trường hợp nước tiểu đục do viêm đường tiết niệu, bệnh nhân có thể tham khảo điều trị viêm đường tiết niệu theo nhiều cách. Thông thường, người bệnh khi biết mình mắc viêm đường tiết niệu, thường chủ quan chữa bằng cách uống, tiêm háng sinh. Cách này tuy chóng khỏi, tiện lợi nhưng lại chưa phải biện pháp triệt để. Kháng sinh liều cao thường không có lợi với trẻ em, bà bầu, dễ gây ra nóg trong và các tác dụng phụ. Nhất là khi ngày càng nhiều trường hợp kháng kháng sinh xảy ra, có thể gây tử vong. An toàn hơn cả, bệnh nhân có thể tham khảo những phương thuốc từ đông y giúp chữa trị chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả như: kim tiền thảo, kim ngân hoa… Có thể sử dụng dược thảo đông y bằng cách dùng thuốc lá sắc uống, hoặc lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng Niệu Bảo sẵn chứa cao kim tiền thảo, cao kim ngân hoa chữa trị nhanh chóng các dấu hiệu tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt của viêm đường tiết niệu đồng thời sản phẩm còn tích hợp Immune Gramma tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ nguy cơ mắc bệnh trở lại.
Thực phẩm chức năng Niệu Bảo chữa trị hiệu quả chứng viêm đường tiết niệu.
Mien le đã bình luận
Tôi đã lớn tuổi 60t, tôi đi tiểu ra rất nhiều máu tươi và cục, có bị đau âm ỉ phía dưới bụng. hiện sức khỏe thấy mệt mỏi, chóng mặt lắm, xin hỏi mắc bệnh gì? chân thành cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chú Miên,
Tiểu máu kèm đau tức bụng dưới ở người cao tuổi có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u thận, u bàng quang,… Đôi khi do nhóm thuốc sử dụng, bệnh lý tuyến tiền liệt hoặc chấn thương vùng tiết niệu cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Nếu tình trạng kéo dài chú nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, chú vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chú nhé!
phuong thuy đã bình luận
mình năm này 33 tuổi rồi .nhưng dạo này mình cảm giác đi tiểu xong mình thấy mùi nước tiểu có mùi hôi khó chịu làm mình lo lắng ko biết có ảnh hưởng gì đến sưc khỏe ko.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thúy,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng nước tiểu mùi hôi, trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong trường hợp viêm đường tiết niệu hoặc viêm âm đạo. Chị nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, tiếp tục theo dõi. Nếu tình trạng vẫn không ổn định hoặc kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, chị nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, kết hợp sử dụng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, hạn chế tái phát chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của mình, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
hong ngoc đã bình luận
E năm này 28 tuổi đã có giá định và 1 bé 5 tuoi.e bị đi tiểu buốt rát có đi khám bs kết luận bị viêm tiết niệu và cho thuốc uống hết những cứ ngừng thuốc khoảng 10 đến 15 ngày e lại bị lại đã gần 1 năm này mà k hết hẳn. Hiện gjo e đang có thai dc 4 tuần. Xin hỏi bs bệnh có ảnh hưởng tới thai nhỉ k ạ. Có cách nào chữa bệnh viêm tiết niệu mà k cần dừng kháng sinh k ạ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Ngọc,
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu do nóng trong và nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, do đó bệnh rất dễ có nguy cơ tái phát nhiều lần. Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu cao hơn. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Phạm hương đã bình luận
CON e dc 11th.hnay khi cho bé tiểu e để ý nc tiểu của bé màu vàng đục lại có cặn
Thưa bs con e nv có lsao k
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hương!
Về hiện tượng trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng, có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều lý do lành tính liên quan đến chế độ ăn có nhiều đạm, hoặc cũng có thể do chị tự ý cho bé bố sung can-xi không hợp lý. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhiều cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Phần lớn đó là các chất phế thải muối khoáng như: phốt phát canxi, muối của axit axalic… Bình thường, các muối ấu sẽ hòa tan trong nước tiểu và được đào thải ra ngoài với màu trong, không đục. Nhưng do trẻ phát triển nhanh, quá trình trao đổi chất cũng tăng theo, vì vậy nồng độ thành phần của muối này cũng tăng. Khi trẻ uống ít nước sẽ làm cho muối kết tinh chiết xuất, đóng cặn và khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu trắng đục.
Nếu nghi ngờ bé có bệnh lí về thận, bạn có thể cho cháu đi siêu âm ổ bụng và làm tổng phân tích nước tiểu, là một xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, độ tin cậy cao và có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sơ y tế.
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 1800.1258 vào giờ hành chính chị nhé.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Nguyễn Huyền đã bình luận
Bé nhà e 8 tháng tuổi, dạo gần đây e thấy nước tiểu của bé màu vàng đục. E không biết bé có bị sao không, mong bs tư vấn giúp ạ.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Nguyễn Huyền !
Nước tiểu của bé có màu vàng đục có thể do rất nhiều nguyên nhân, chị nên đưa bé đi khám để tìm ra chính xác nguyên và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chị nhé . Cần tư vấn thêm, chị vui lòng gọi lên tổng đài 18001723 (miễn phí) để được hỗ trợ chị nhé.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!