Viêm đường tiết niệu là bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người dù bạn là nam hay nữ , bạn đang ở lứa tuổi nào. Bệnh xảy ra khi đường tiết niệu bị tình trạng viêm nhiễm mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
I Điều trị nội khoa:
1. Điều trị theo tây y:
Phác đồ điều trị theo tây y hiện nay bao gồm các nhóm thuốc sau:
– Kháng sinh: giúp tiêu diệt vi khuẩn – loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này
– Các thuốc khác kết hợp : có tác dụng hỗ trợ điều trị kháng sinh. Ví dụ : kháng viêm giúp kháng sinh thấm tốt vào các mô, thuốc giãn cơ giúp giảm đau, giảm co thắt tạo điều kiện liền sẹo vết thương trên đường ống , thuốc sát khuẩn hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn…
– Bù dịch và điện giải: nhằm mục đích bù đủ khối lượng dịch lưu hành và tăng cường bài niệu để hạ chế phát triển ngược dòng của vi khuẩn và tống máu mủ của đường tiết niệu ra ngoài.
– Thuốc điều trị triệu chứng khi VĐTN cấp tính hay nặng: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu…
Ưu điểm :
- Thời gian điều trị ngắn, giảm nhanh triệu chứng .
Nhược điểm và một số vấn đề cần lưu ý:
Thuốc tây y nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể . Làm cơ thể suy giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch và dễ tái phát khi các tác nhân tấn công trở lại nhất là trong tình hình kháng thuốc hiện nay.
2. Điều trị theo đông y:
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thấp nhiệt ở hạ tiêu mà gây bệnh. Các nhóm thuốc hay sử dụng:
+ Nhóm lợi thủy thẩm thấp : trạch tả , xa tiền tử, râu ngô, tỳ giải..
+ Nhóm thanh nhiệt giải đôc :Kim ngân hoa, Bồ công anh, Liên kiều, Xạ căn…
– Trạch tả ( Rhizoma Alismatis): Vị ngọt , tính hàn có tác dụng lợi thủy thẩm thấp , thanh nhiệt dùng trong các bệnh tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái dắt, trị phù thủng.
– Xa tiền tử ( Semen Plantaginis): vị ngọt tính hàn có tác dung thanh nhiệt, lợi thấp dùng trị chứng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đi tiểu đau buốt, đái dắt, nưowcs tiểu đỏ đục, nóng và lượng rất ít, thậm chí đi tiểu ra máu.k
– Kim Ngân hoa ( Los Lonicerae): vị ngọt, đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc dùng trong trường hợp nhiệt độc sinh mụn nhọt, đinh độc , nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa. Kim nân hoa có tác dụng kháng khuẩn với phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn….
– Liên Kiều (Fructus Forsythiae): vị cay, đắng tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết dùng điều trị mụn nhọt sưng đau, tràng nhạc. Dịch sắc nước liên kiều có tác dụng kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, mủ xanh, ho gà, lao, tụ cầu khuẩn…
Ưu điểm:
– Phần lớn các vị thuốc, bài thuốc đang được sử dụng trong Đông y hiện tại, đều đã có “tuổi đời” rất cao, đã được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Những vị thuốc, bài thuốc ít tác dụng hoặc nhiều tác dụng phụ độc hại, đã bị đào thải; chỉ có những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng chữa bệnh thực sự, mới tồn tại, lưu truyền tới ngày nay.
– Phần lớn các vị thuốc, sử dụng trong các bài thuốc Đông y, đều là các loại thuốc tự nhiên, có độ độc rất thấp hoặc không độc, có tác dụng tương đối bình hòa; chỉ cần sử dụng đúng quy cách, sẽ không sợ xuất hiện những tác dụng phụ bất lợi. Đặc biệt, khá nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong thời gian dài; rất ít khi tích lũy, gây độc hại đối với cơ thể và cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc. Đây chính là ưu điểm nổi bật, mà các thuốc hóa dược hiện đại thường không có được. Chính vì hiện tượng “bệnh do thuốc” – bệnh phát sinh do sử dụng thuốc, hiện tại có xu thế ngày càng gia tăng, nên y học thế giới ngày càng chú ý hơn tới các loại thuốc nguồn gốc thiên nhiên.
Nhược điểm:
– Tuy nhiên, không phủ nhận nhược điểm của các bài thuốc Đông Y thường phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống hiện đại ngày nay.
– Các nguồn dược liệu không đảm bảo vệ sinh, bảo quản bằng các loại hóa chất khó kiểm soát. Thành phần của dược liệu phức tạp , hàm lượng không ổn định , không có các phương pháp kiểm tra chính xác.
II. Điều trị ngoại khoa:
Điều trị ngoại khoa giúp giải quyết các nguyên nhân gây ứ tắc đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị phải áp dụng sau khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Tuy nhiên đây là phương pháp có hệ số rủi ro cao.
III. Xu hướng điều trị mới:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ kế thừa những bài thuốc y học cổ truyền sẽ cho ta xu hướng điều trị mới an toàn , hiệu quả và tiện lợi.
Các dược liệu qua quá trình chế biến được chiết xuất, cô đặc thành cao, phun sấy…. bào chế thành các các dạng bào chế hiện hiện đại tiện lợi trong việc sử dụng với các hoạt chất ổn định được xác định bằng các phương pháp tiên tiến. Người bệnh được điều trị hiệu quả mà không bị kháng thuốc , suy giảm miễn dịch…mở ra một triển vọng mới trong điều trị bệnh nói chung và điều trị viêm đường tiết niệu nói riêng.
Theo: Nieubao.vn