Viêm đường tiết niệu xảy ra chủ yếu do nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Nữ giới có khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn nam giới do cấu tạo niệu đạo. Các triệu chứng của bệnh như tiểu rát, tiểu gấp, đau bụng dưới,… Vậy cách chữa viêm đường tiết niệu thế nào? Dưới đây là một số biện pháp bạn đọc nên tham khảo.
Bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu gây ra các hiện tượng như đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi hôi, đối với một số người không có triệu chứng.
Nếu bạn bị viêm thận thì xuất hiện các triệu chứng như đau một bên thắt lưng, sốt và rét run, có cảm giác buồn nôn và nôn.
Khi gặp các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị cụ thể.
Điều trị viêm đường tiết niệu
Thông thường sử dụng kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh viêm đường tiết niệu, nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ và làm cho cơ thể mệt mỏi. Sử dụng thuốc phải đủ liều và theo hướng dẫn cụ thể, chữa dứt điểm không bệnh sẽ tái phát nặng hơn.
Nếu bị viêm đường tiết niệu tái phát (3 lần trở nên trong năm) thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể lựa chọn điều trị:
- Sử dụng kháng sinh liều thấp dài ngày
- Dùng một lượng kháng sinh sau khi quan hệ tình dục
- Sử dụng kháng sinh tự điều trị ngay sau khi xuất hiện triệu chứng
Ngòai việc điều trị người bệnh cần có một số biện pháp sau đây để phòng ngừa:
- Uống nhiều nước để đào thải các chất độc trong cơ thể cũng như đẩy vi khuẩn ra ngoài
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp
- Nên tắm dưới vòi hoa sen thay cho sử dụng bồn tắm
- Không nên nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần đi tiểu ngay
Món ăn chữa viêm đường tiết niệu
1. Nước rau dền cơm
- Rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g)
- Lá mã đề 30g (khô 15g)
- Cam thảo đất 10g (khô 5g)
Sử dụng lá tươi, rửa sạch sau đó giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Nếu là lá khô thì đun lấy nước đặc chia làm 3 lần uống trong ngày và uống liền trong 3 ngày.
2. Nước râu ngô
- Râu ngô 50g
- Lá mã đề 30g
- Đường trắng 20g
Rửa sạch râu ngô, lá mã đề sau đó cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.
3. Nước dứa
- Dứa xanh 1 quả
- Đường phèn 10g
Chọn những quả chín, sau đó nướng trên lửa từ 1-2 phút, sau đó lau sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào nguấy đều và uống, uống liên tục trong 3 ngày.
4. Nước rau má
- Rau má 50g
- Mía đỏ 100g
Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước cho vào nước rau má quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày và uống liền trong 2 ngày.
Cách khác, nhặt kỹ rau má, mía đỏ rửa sạch sau đó chẻ thành miếng, cho cả 2 vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền trong 3 ngày.
5. Nước đậu xanh
- Đậu xanh cả vỏ 100g
- Đường phèn 20g
Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm 300ml nước đun thật kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
6. Nước giá đậu xanh
- Giá đậu xanh 200g
- Lá mã đề 30g
- Đường phèn 30g
Giá đậu xanh, lá mã đề rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml nước đặc, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, lúc đói và uống liền 3 ngày.
7. Cháo hạt dành dành
- Hạt dành dành 20g
- Đậu đen 60g
- Đậu xanh 60g
- Gạo 100g
- Đường phèn vừa đủ
Đun sôi kỹ hat dành dành với nước, sau đó chắt lấy nước. Vo sạch đậu đen, đậu xanh, gạo sau đó cho nước hạt dành dành vào nấu cháo chín, cho đường phèn vào quấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói và ăn liền 3 ngày.
8. Cháo chim sẻ
- Chim sẻ 5 con
- Gạo nếp 100g
- Hành tươi 20g
- Bột gia vị vừa đủ
Làm sạch chim sẻ sau đó lấy nội tạng ướp gia vị tầm 30 phút, Hành rửa sạch và thái nhỏ, gạo nếp cho vào nồi ninh nhừ, sau đó cho chim sẻ vào ninh tiếp. Khi cháo chín cho gia vị, hành vào, chia 2 lần trong ngày và ăn liền 3 ngày.
9. Cháo thịt rùa
- Thịt rùa 100g
- Thịt chó 50g
- Gạo 100g
- Bột gia vị vừa đủ
Làm sạch thịt rùa sau đó ướp gia vị, cho vào nồi ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch sau đó băm nhỏ và ướp gia vị xào chín, gạo xay thành bột.. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 3 ngày.
Nguồn: Theo SKDS
ninh ngọc Thương đã bình luận
Chào Bác sĩ. Mong Bác sĩ tư vấn cho con trai tôi 17 tuổi. 2-3 năm nay cháu bị viêm đường tiết niệu. Thường xuyên bị tái phát, hay bị đái dắt, buốt, tiểu nhiều lần. Mong Bác sĩ tư vấn giúp tôi có thể cho cháu dùng thuốc gì?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thương,
Trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường xuyên bị tái phát, chị chú ý hướng dẫn bé nhà uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, chị có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán chị nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!