Hỏi:
Tôi là Bùi Thanh Huyền, năm nay 33 tuổi hiện đang sống và làm việc ở Quảng Ninh. Thời gian gần đây tôi thường bị đái buốt ra máu, tôi đang lo lắng không biết mình mắc phải bệnh gì và có cách nào chữa trị không? Mong các bác sĩ tư vấn tôi xin chân thành cảm ơn. ( buithanhhuyen_qnt@gmail.com )
Trả lời:
Chào bạn!
Hiện tượng của bạn có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp phải ở những chị em phụ nữ là nông dân thường phải lội ruộng, hoặc ngâm mình dưới nước, hoặc là quan hệ tình dục bừa bãi.
Đái ra máu là do trong nước tiểu có nhiều hồng cầu hơn so với bình thường, nếu mắt thường nhìn thấy được gọi là tiểu ra máu đại thể, nếu ít không nhìn thấy bằng mắt thường thì gọi là vi thể.
Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu và gây nên tình trạng viêm nhiễm, cũng có trường hợp vi khuẩn từ máu đến định cư ở đó. Thông thường phụ nữ dễ mắc chứng bệnh này hơn, do cấu tạo niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên rất dễ gây viêm nhiễm.
Phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu
Chứng nhiễm trùng đường tiết niệu được chia làm 3 thể:
Viêm bàng quang
Đây là thể thường gặp nhất, gây nhiễm khuẩn niệu đạo, có những triệu chứng như đau tức bụng dưới, nước tiểu khai và tiểu ra máu
Viêm niệu đạo
Gây tình trạng viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo làm mỗi lần đi tiểu có cảm giác bỏng rát, đôi khi xuất hiện cả mủ.
Viêm thận – bể thận cấp
Do nhiễm khuẩn từ bàng quang hoặc do từ máu, hiện tượng này rất nguy hiểm vì có thể làm giảm chức năng của thận và gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nếu mắc trường hợp nhẹ thì có thể bệnh tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng chúng cũng dễ dàng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Thuốc để điều trị chủ yếu là kháng sinh.
Khi được điều trị, bệnh có thể hết trong vài ngày nhưng cần điều trị 10-15 ngày để phòng viêm thận bể thận. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh bạn có thể sử dụng sản phẩm Niệu Bảo chứa cao kim tiền thảo và cao kim ngân hoa giúp tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính.
Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Để phòng tránh chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và cũng ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh cá nhân cũng như bộ phận sinh dục sạch sẽ
- Không nên nhịn tiểu, đi tiểu mỗi khi có nhu cầu. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh đều đặn để tránh vi khuẩn phát triển
- Uống đủ nước mỗi ngày, nước giúp rửa trôi các vi khuẩn và độc tố có hại cho cơ thể
- Tập thói quen đi vệ sinh lau từ trước ra sau
- Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây lan các bệnh tình dục
- Không nên mặc đồ lót quá chật và không thoát mồ hôi, nếu không sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn luôn khỏe mạnh.
BS. Nguyễn Tuyết Mai