Phụ nữ có thai đặc biệt là vào những tháng cuối, vẫn ăn và ngủ như bình thường nhưng luôn xuất hiện tình trạng khó tiểu. Tình trạng khó tiểu khi mang thai làm cho bà bầu có cảm giác khó chịu và bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bà bầu.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng khó tiểu khi mang thai có thể là do niệu đạo bị chèn ép gây ra hiện tượng bí tiểu. Có nhiều thể khác nhau ở chứng bệnh này, dưới đây là một số thể bệnh khác nhau và một số bài thuốc thích hợp cho từng thể. Bệnh chia làm 2 chứng:
- Chứng hư: Có 2 thể đó là thể khí hư và thể thận hư
- Chứng thực: Có 2 thể là thể thấp nhiệt và thể khí trệ
Chứng hư
1. Thể khí hư
Nguyên nhân: Do sức khỏe yếu, khi trung tiêu suy kém và không nâng được thai lên, vì vậy bị nén xuống bàng quang gây nên hiện tượng khó tiểu. Hoặc cũgn có thể khí hư yếu không thấm xuống bàng quang làm cho thủy đạo không thông lợi và gây bí tiểu. Khi đó bà bầu đi tiểu từng giột không thông, hoặc đái ít, bụng căng trướng, đau và có cảm giác hồi hộp… Bà bầu khi này cần uống thuốc để tăng khí và thăng đề
Bài thuốc:
- Đương quy 8g
- Bạch thược 8g
- Nhân sâm 4g
- Bạch truật 12g
- Trần bì 6g
- Thăng ma 4g
- Thục địa 8g
- Xuyên khung 4g
Tất cả mang sắc uống mỗi ngày một thang sẽ giúp thông tiểu cho bà bầu
2. Thể thận hư
Nguyên nhân: Thận khí không đầy đủ, không đủ làm ấm dương khí của bàng quang làm công năng khí hóa bị ảnh hưởng gây nên hiện tượng bí tiểu. Bụng dưới đầy trướng, căng đau, chân phù, nằm không được, người mệt mỏi, đại tiện lỏng… Người bệnh cần uống thuốc để làm ấm thận hòa khí giúp thông thủy.
Bài thuốc:
- Sinh địa 12g
- Hoài sơn 12g
- Sơn thù 12g
- Trạch tả 8g
- Phục linh 8g
- Đan bì 8g
- Quế chi 4g
- Phụ tử 4g
Chứng thực
1. Thể thấp nhiệt
Nguyên nhân: Do tinh thần lo lắng hoặc uất giận, ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ béo, uất lâu ngày hóa nhiệt làm thấp nhiệt xuống bàng quang gây ra hiện tượng bí tiểu. Triệu chứng là bí tiểu, nước tiểu có màu vàng, tiểu són, bụng căng tức, đứng ngồi không yên, sắc mặt đỏ, đại tiện khó khăn. Trường hợp này cần phải thanh nhiệt, trừ thấp.
Bài thuốc:
- Hoàng liên 12g
- Hoàng bá 12g
- Hoàng cầm 12g
- Hoạt thạch 12g
- Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
2. Thể khí trệ
Nguyên nhân: Do hiện tượng bà bầu ăn quá no hoặc nhịn tiểu lâu dẫn tới khí bị uất trệ gây bí đái. Biểu hiện là bí tiểu, tiểu không thông, căng trướng bụng dưới, cảm giác bứt rứt, không nằm được nhưng vẫn ăn uống bình thường.
Bài thuốc:
- Trần bì 4g
- Phục linh 4g
- Bán hạ 4g
- Cát cánh 4g
- Đại phúc bì 4g
- Tô ngạnh 4g
- Chỉ xác 4g
- Bạch truật 4g
- Chi tử 4g
- Cam thảo 5g
Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2 lần trong ngày
Lưu ý: Phụ nữ mang thai luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ, không nên để quá no hoặc quá đói. Nên đi lại vận động nhẹ nhàng, không nên uống nhiều nước vào buổi tối.
Nieubao.vn
nguyen thi thanh đã bình luận
Căng bàng quang dẫn tới bí tiểu khi mang thai, hiện đang mang thai 9 tuần
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Thanh,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng PH môi trường âm đạo và nước tiểu, cơ địa nóng trong, do đó thường có nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi. Bạn nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định bạn nhé!
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Hậu đã bình luận
Cho e hỏi e mới bầu được 2 tháng mà đi tiểu thấy nước tiểu lúc đầu lại có bột bột màu trắng như vậy là bị làm sao ạ có ảnh hưởng đến thai nhi ko ak
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Hậu,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trước hết, Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn như uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi trong 1 vài ngày. Nếu tình trạng tiểu đục vẫn tái diễn, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Quynhnho đã bình luận
E bị đi tiểu khó ra có phải e đang mang thai không
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Quỳnh!
Trong quá trình mang thai nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, làm giãn đường tiết niệu. Điều này làm chậm dòng chảy của nước tiểu, cũng dẫn đến tình trạng đi tiểu khó. Nếu triệu chứng đi tiểu khó diễn ra thường xuyên như vậy rất dễ phát sinh bệnh viêm đường tiết niệu bạn nhé. Hiện nay bạn cố gắng đi khám kiểm tra sớm để bác sĩ hướng dẫn cho bạn bạn nhé. Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!