Bí tiểu là tình trạng khi đi tiểu nước tiểu không tống xuất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm bàng quang, có các khối u vùng niệu đạo bàng quang, vật lạ (sỏi bàng quang, cục máu đông trog bàng quang…). Có nhiều cách để chữa trị bệnh trong đó phương pháp châm cứu cũng khá hữu hiệu.
Châm cứu chữa bí tiểu, khó tiểu là phương pháp chữa bệnh được nhiều người tin dùng để chữa trị căn bệnh khó nói này.
Châm cứu chữa bí tiểu
Hiểu thêm về chứng bí tiểu
Đi tiểu là một động tác theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Cơ vòng trong còn có tên là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thương, không bị vướng mắc, nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bị bí tiểu.
Bí tiểu, khó tiểu là tình trạng mất khả năng làm rỗng bàng quang. Bí tiểu bao gồm chứng bí tiểu cấp và bí tiểu mạn tính.
Bí tiểu cấp: là tình trạng không đi tiểu được mặc dù bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu và đau. Khi thăm khám phát hiện cầu bàng quang rõ.
Bí tiểu mạn tính: là tình trạng nước tiểu được tống xuất không hoàn toàn lúc đi tiểu, nước tiểu luôn còn tồn lại một lượng sau khi đi tiểu được gọi là thể tích cặn bàng quang. Lâm sàng đôi khi biểu hiện cầu bàng quang, nổi bật là tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu không tự chủ và có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu , thậm chí suy thận. Khi có cầu bàng quang, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tức vùng hạ vị, buồn tiểu nhưng không thể tiểu được.
Nguyên nhân gây bí tiểu :
Nguyên nhân gây tắc nghẽn : Ở nam giới có thể gặp trong u xơ, ung thư tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến cấp, chấn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo, xơ hẹp cổ bàng quang. Ở nữ giới: do u vùng tiểu khung (u xơ hay ung thư tử cung), hẹp miệng sáo… Ở cả 2 giới: các khối u vùng niệu đạo bàng quang, vật lạ (sỏi bàng quang, cục máu đông trong bàng quang). Còn ở trẻ em có thể do van nhiệu đạo sau ở trẻ nam, tụ máu cổ tử cung ở trẻ nữ, vật lạ ở cả 2 giới.
Nguyên nhân rối loạn chức năng bàng quang – cơ thắt: Do các bệnh lý thần kinh: chèn ép tủy, bại liệt, u tủy, gai đôi cột sống, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường; do phản xạ: sau phẫu thuật, trong hội chứng bụng cấp, sau sinh…; do dùng thuốc: các loại kháng cholin, các loại thuốc an thần kinh
Bàng quang không co bóp đủ mạnh : bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống, thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí tiểu: cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi: mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống, cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang.
Niệu đạo mất thông suốt dẫn đến bị bí tiểu : niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương.
Châm cứu chữa bí tiểu
Châm cứu chữa bí tiểu:
Theo y học cổ truyền thì người mắc bí tiểu khi tiểu tiện không thông, bụng dưới trướng nặng, lưng mỏi, sắc mặt vàng võ, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt, tứ chi tê dại, không ấm, đầu váng, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược…
Trong châm cứu chữa bí tiểu: người châm cứu sẽ chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh. Châm vào các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, bệnh nhân sẽ có cảm giác lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền.
Chứng bí tiểu chỉ là những triệu chứng thông thường, tuy nhiên đôi khi lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Do vậy Châm cứu chữa bí tiểu là phương pháp chữa bệnh khá an toàn hiện nay so với phẫu thuật, mà lại đem đến hiệu quả cao. Nên đây chắc hẳn sẽ là sự lựa chọn rất tốt cho những ai đang mắc phải căn bệnh bí tiểu này.
Nieubao.vn (tổng hợp)
Huỳnh thị diễm đã bình luận
Tôi mổ cắt tử cung do bị K cổ tử cung được 1 tháng rưỡi, sau mổ đặt ống thông tiểu 15 ngày, sau khi tháo ra ko đi đc phải đặt lại. Bsĩ dặn cột cho đến khi căng bàng quang thì xả để bàng quang co bóp trở lại. Nhưng đến nay vẫn chưa đi tiểu đc pgải đặt ống vào. Đã uống và chích thuốc. Bsĩ bảo do tổn thương thần kinh nên phải tập từ từ nhưng tôi rất nóng ruột và lo lắng. Mong các bác tư vấn giúp, châm cứu có thể làm cho thần kinh bàng quang phục hồi hay ko ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Diễm,
Hiện hệ thần kinh bàng quang của chị đang bị ảnh hưởng sau khi tiến hành phẫu thuật tử cung. Nếu điều trị vẫn chưa có cải thiện, chị có thể tham khảo các phương pháp hỗ trợ tập luyện co cơ bàng quang hoặc tiến hành châm cứu theo dõi chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của mình, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
Dũng đã bình luận
Cách chữa bí tiểu sau sinh
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Dũng
Khi mắc chứng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập thói quen đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ chỉ định cụ thể như: dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp.
Chúc anh sức khỏe!