Không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh vẫn có thể bị viêm đường tiết niệu. Trẻ em bị viêm đường tiết niệu gặp khá nhiều, đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hoá.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu hay gặp do viêm bàng quang hoặc viêm thận. Đối với trẻ em, kể cả trẻ còn rất nhỏ (sơ sinh) đến trẻ lớn đều có thể mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan và cho rằng trẻ em không mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại di chứng và biến chứng.
Nguyên nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ. Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít hoặc hay chơi lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Ngày nay, việc đóng bỉm cho bé là chuyện bình thường nhưng việc sử dụng bỉm không đúng quy cách cũng có thể làm cho trẻ bị viêm đường tiết niệu, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ đôi khi còn do các bậc phụ huynh hoặc cô nuôi dạy trẻ gây ra như việc rửa cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh. Nếu rửa đít cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái. Về căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli và có thể do một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virut.
Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân của người và động vật. Ở ngoại cảnh, vi khuẩn này phân bố khắp nơi (trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả…) nên rất dễ lây nhiễm sang cho con người mỗi khi có điều kiện, nhất là khi vệ sinh môi trường chưa được cải thiện, vệ sinh cá nhân chưa tốt.
Biểu hiện viêm đường niệu ở trẻ em
Tuỳ theo độ tuổi, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Người ta thấy rằng có một tỷ lệ khoảng từ 10 – 15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Đôi khi trẻ khóc khi tiểu bởi bị đau.
Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Trẻ cũng có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn nên một số trẻ bị viêm đường tiết niệu hay đi tiểu làm cho một số phụ huynh hoặc các cô bảo mẫu hiểu nhầm và đánh giá sai về hành vi của cháu.
Nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn viêm đường tiết niệu ở trẻ thành những bệnh khác
Trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càngrõ nét hơn do trẻ đã nhận biết được. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bị viêm đường tiết niệu, nước tiểu được lấy để quan sát vào lúc nào trong ngày (nếu nước tiểu lấy vào lúc sáng sớm thì có thể thấy đục nhưng lấy nước tiểu vào buổi trưa hoặc chiều thì có thể không thấy).
Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, nên căn cứ vào một trong các dấu hiệu (hoặc có nhiều dấu hiệu) như mô tả ở trên. Khi cần thiết phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn). Qua xét nghiệm vi sinh có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm.
Xét nghiệm nước tiểu của trẻ nghi nhiễm khuẩn tiết niệu bằng phương pháp vi sinh, qua đó người ta còn làm kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ. Người ta cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.
Nên làm gì để ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở trẻ?
Phụ huynh có con nhỏ luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết, không nên phó thác mọi vấn đề cho ông, bà hay cô nuôi trẻ cho dù bận công việc đến đâu đi nữa. Mỗi khi thấy con mình sốt thì dù là sốt nhẹ cũng không được chủ quan và xem thường.
Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu. Khi đóng bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm.
Cần để ý thay bỉm sau khi trẻ tè, nhất là sau khi trẻ đại tiện cần thay ngay, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái. Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín thì phụ huynh cần xem xét có điều gì nghi ngờ hay không?
Mỗi khi thấy trẻ em trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi đái khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu. Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho trẻ đi tiểu.
Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu, cần lau giấy vệ sinh từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái. Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để trẻ mau chóng được điều trị, không nên chậm trễ sẽ để lại biến chứng như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.
Thảo đã bình luận
Con e được 9 tháng tuổi trong vòng 20h đồng hồ b k đi tiểu được,hay quấy khóc. có cách nào giúp e
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thảo,
Bí tiểu ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường liên quan đến các bệnh lý hệ tiết niệu. Tình trạng bí tiểu kéo dài, có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, chị nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần mình nhất, tiến hành thăm khám, kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để được hỗ trợ trực tiếp.
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
Thu đã bình luận
bs cho em hỏi siêu âm ổ bụng có biết được bé bị viêm đường tiết niệu ko
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thu,
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở đối tượng là trẻ em, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần đưa đến các trung tâm y tế để chuẩn đoán kịp thời.
Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.
Siêu âm, chụp Xquang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay chứng tái phát.
Trong trường hợp bé bị viêm đường tiết niệu, chị chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, mặc quần áo thoáng mát, chú ý vệ sinh cá nhân cho bé. Ngoài ra, kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Tuyết đã bình luận
Cho e hoi bsy co tu van nhi k ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Tuyết,
Hiện bạn đang thắc mắc thông tin về hệ tiết niệu cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận hỗ trợ tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Hồng đã bình luận
Chào bác sĩ ạ
Em gái tôi năm nay 13 tuổi cháu hay bị đi đái dắt và nhiều lúc không tự chủ được mà đi ra quần. Bác sĩ cho tôi hỏi hiện tượng đó có fai la bị viêm đường tiết niệu k ạ? Và cách điều trị như thế nào? Cảm ơn bs nhiều.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hồng,
Theo những thông tin chị cung cấp, rất có thể hiện bé đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu chị nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra! Bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt hoặc màu nước tiểu bất thường.
Chị chú ý cho bé uống đủ nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo cho bé là 4 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, chị cho bé dùng trong 3-4 tuần liên tục để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, chị có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán chị nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
tiêu hoang thuân đã bình luận
con tôi đươc 5 tuổi.chau bi nổi cục ở trên rai rât rắn,như là hòn giái thư 3,vây co phai viêm đương tiết liêu ko?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thuận,
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, có thể gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiểu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần hoặc màu nước tiểu bất thường… Hiện nếu bé có u cục bất thường, chị nên đưa bé đi khám kiểm tra sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Cảm ơn chị, chúc chị và gia đình sức khỏe!