Là phụ nữ, hẳn chị em nào cũng biết đến hai căn bệnh khiến nhiều người mất ăn mất ngủ nhưng lại khó chia sẻ với đức lang quân, đó chính là viêm phụ khoa và viêm đường tiết niệu. Nói là căn bệnh “mất ăn mất ngủ” quả không sai, bởi một bệnh gây ra bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, khó chữa dứt điểm, ngại gần chồng, khổ sở về mặt tinh thần, còn một bệnh khiến mỗi lần chị em đi tiểu là đau như kim châm, khổ sở về thể chất. Vậy mà có nhiều người cùng một lúc phải chịu đựng cả hai căn bệnh trên hành hạ mà không biết làm thế nào, bởi đi khám từ các bệnh viện tuyến huyện đến trung ương, dùng đủ các loại thuốc mà cũng chỉ đỡ chứ không chữa dứt điểm được…
Chị Hà (Dụ Nghĩa – An Dương – Hải Phòng) là một trường hợp như vậy. Lúc đầu chỉ là thấy khí hư ra thông thường, chị liền tự đi mua thuốc về đặt như những lần trước, nhưng chỉ đỡ được vài hôm, cứ dừng thuốc là lại bị lại. Rồi không chỉ là khí hư mà mỗi lần đi tiểu, chị lại thấy gờn gợn, tiếp đến là tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi hôi… khiến cuộc sống của chị khổ sở vô cùng. Mãi sau này chị mới biết mình bị cả viêm phụ khoa và viêm đường tiết niệu nhưng chị chỉ chữa mỗi viêm phụ khoa nên vi khuẩn của hai đường này cứ lây qua cho nhau, thành ra chị chữa mãi không khỏi…
Cách phân biệt viêm phụ khoa và viêm đường tiết niệu
Như chị em đã biết, cấu tạo ở nữ giới là đường tiết niệu và AĐ rất gần nhau nên chỉ cần một trong hai chỗ bị viêm thì nguy cơ rất cao là sẽ lây lan cho nhau. Vì vậy, để tránh việc điều trị sai hướng, chị em hãy cùng phân biệt để biết mình đang bị bệnh gì nhé.
Về bệnh viêm phụ khoa, khi bị bệnh sẽ có những triệu chứng như bị ra khí hư màu vàng hoặc xanh, vùng AĐ, hậu môn bị ngứa hoặc sưng to hơn bình thường, có thể bị tiểu buốt nhẹ nhưng không đáng kể và kèm theo nóng rát nhất là khi quan hệ. Vì vậy, khi bị bệnh này chị em thường có tâm lý ngại, thậm chí lo sợ không muốn gần gũi chồng.
Đối với bệnh viêm đường tiết niệu thì triệu chứng nổi bật và khó chịu nhất đó chính là tiểu buốt, tiểu dắt, thậm chí có cả tiểu ra mủ, ra máu, nước tiểu hôi, đục như nước vo gạo, có thể có hoặc không kèm theo khí hư.
Bị bệnh nào, trị bệnh đó
Trao đổi với bác sĩ Lương Kỳ Thủy – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi có dấu hiệu bị bệnh thì tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Trong trường hợp chị em chỉ bị viêm AĐ hoặc viêm đường tiết niệu đơn thuần thì việc điều trị sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với những chị em bị mắc cả hai bệnh trên thì cần phải chữa song song cả hai bệnh. Với viêm AĐ, thì thuốc đặt sẽ được dùng với chị em nào đã lập gia đình, còn với những chị em chưa lập gia đình thì sẽ được kê kháng sinh đường uống. Với bệnh viêm đường tiết niệu thì chị em nên ưu tiên dùng các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược sẽ an toàn hơn vì nếu cả hai bệnh đều điều trị bằng kháng sinh thì sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Với chị Hà, sau nhiều tháng bị hai căn bệnh hành hạ và sử dụng rất nhiều kháng sinh thì chị cũng đã khỏi bệnh và tìm được bí quyết cho riêng mình. Bạn có thể nhấn chuột tại đây để tham khảo.
Ngoài ra, muốn biết thêm bí quyết để ngăn ngừa và tránh tái phát bệnh viêm đường tiết niệu, chị em có thể nhấn chuột vào đây để tham khảo.
Chúc “một nửa thế giới” chúng ta ngày nào cũng khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần nhé!!
Nguyễn Thị Trúc Mai đã bình luận
Xin chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi. Gần đây e có tình trạng là tiểu gấp, không nhịn được tiểu, đi tiểu xong vẫn muốn đi tiểu thêm, có lúc thoải mái lúc khó chịu
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Mai!
Triệu chứng của chị có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý khác nhau gây ra như: Viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, chứng kích thích bàng quang… Tình trạng của chị chưa điển hình để xác định rõ chị đang gặp bệnh lý gì. Do đó chị nên đi khám và điều trị theo đơn chị nhé
Đồng thời chị lưu ý: không nên nhịn tiểu, uống nhiều nước 2- 2,5 lít nước/ ngày, ăn các đồ mát, hạn chế đồ cay nóng và vệ sinh cá nhân hàng ngày
Cần hỗ trợ thêm chị vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc chị mau khỏe!