Tiểu rắt gây cho người bệnh khá nhiều phiền toái trong cuộc sống và làm mất đi tự tin. Để xóa tan cảm giác này như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp dân gian chữa tiểu rắt hiệu quả.
Dấu hiệu bệnh tiểu rắt
Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần khá ít, nhỏ giọt, nhiều nhất là vào ban đêm. Kèm theo với tiểu rắt là cảm giác tiểu buốt và tiểu khó.
Nếu ở người bình thường chúng ta đi tiểu 5 -6 lần/ngày và thường không tiểu vào ban đêm. Nhưng đối với người bị tiểu rắt thì số lần đi tiểu 10-20 lần/ngày.
Bài thuốc chữa tiểu rắt
Nếu có hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu thì có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
1. Chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.
2. Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
3. Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.
4. Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
5. Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.
Người bệnh cần chú ý một số điều sau khi điều trị như: kiêng uống rượu bia, hút thuốc, vệ sinh thân thể cũng như bộ phận sinh dục sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục.
Mồng tơi chữa tiểu rắt
Mồng tơi từ xưa tới nay vẫn được coi là loại rau tốt cho cơ thể và được sử dụng khá phổ biến. Canh mồng tơi có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng. Ngoài việc sử dụng mồng tơi làm món ăn hàng ngày bạn không ngờ rằng mồng tơi có thể được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh ví dụ như: Táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu…
Nếu người bệnh bị tiểu rắt thì sử dụng rau mồng tơi như sau: Sắc nước uống bằng rau mồng tơi và chia uống nhiều lần trong ngày, có thể chữa đái không thông, đái nhỏ giọt hoặc đái rắt.
Chữa tiểu buốt như sau: Rửa sạch lá mồng tơi sau đó cho vào cối giã để nát nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi pha thêm nước sôi để nguội, thêm chút muối để uống. Bã của nó thì đắp vào phần bụng dưối chỗ bàng quang. Làm như vậy vài lần chứng bệnh sẽ khỏi.
Nếu sử dụng cách trên mà không thuyên giảm thì cần đến các cơ sở y tế để khám để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị.
Chữa đái buốt, đái rắt bằng phượng vĩ thảo
Đặc điểm của phượng vĩ thảo đó chính là vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, chỉ lỵ. Phượng vĩ thảo thường dùng khi bị kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, viêm họng, ngứa lở… Dùng để làm thuốc là toàn cây, được thu hái quanh năm sau đó rửa sạch phơi khô để dùng dần.
Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nóng trong sử dụng phượng vĩ thảo như sau:
Phượng vĩ thảo 20-30g, lấy 550ml nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ hai) sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày một liệu trình.
Nieubao.vn
Nguyệt đã bình luận
Bé trai nhà mình 47 tháng, 2 hôm nay buổi tối đòi đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt trước khi đi ngủ, nước tiểu trong, kêu đau buốt gì. Xin hỏi bé có vấn đề gì ko. Bé có dấu hiện hẹp bao quy đầu sinh lý
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Nguyệt!
Tình trạng của bé hiện có thể chưa có dấu hiệu bệnh lý. Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên nhằm bảo vệ phần đầu dương vật và lỗ tiểu, gây triệu chứng khó chịu cho bé. Chị lưu ý nong bao quy đầu cho bé và uống nước mát theo dõi thêm, tình trạng kéo dài chi cho bé đi khám chị nhé
Cần thêm tư vấn chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp
Chúc bé mau khỏe!