Đường tiết niệu là hệ thống giúp cơ thể con người thải những chất lỏng dưa thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các cơ quan ở hệ tiết niệu bao gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái ( bàng quang), niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để thải ra ngoài). Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chức năng của đường tiết niệu cũng như các bệnh thường gặp
Thận
Thận là cơ quan chủ yếu trong đường tiết niệu, gồm 2 quả hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng dưới. Có nhiệm vụ điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dày khoảng 12cm và chứa hai lớp mô: một lớp vỏ bên ngoài và một lớp tủy sống bên trong.
Thận là nơi tích lũy và lọc nước để tạo thành nước tiểu. Các dòng nước tiểu này sẽ được chuyển bằng hai ống dẫn nước tiểu xuống bọng đái (bàng quang).
Ống dẫn tiểu ở người nam dài 20 cm – còn ở người nữ chỉ dài khoảng 4 cm. Do đó, người nam có khả năng nhịn tiểu hơn người nữ. Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch và chuyển vào máu. Chỉ có khoảng 1/100 lượng nước này được đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài.
Bàng quang
Bàng quang là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một ít protéin và một số chất khác, nếu người đó thận bị yếu, không lọc hết được. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Các bệnh về đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu:
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.
Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây.
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng rất khó chịu như: tiểu buốt, tiểu giắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận).
Vệ sinh vùng kín không tốt, sử dụng thủ thuật thông tiểu, sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, hay do lây nhiễm vi khuẩn từ bạn tình khi quan hệ (đặc biệt là vi khuẩn lậu),… đều là những nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu. Mầm bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị, nó có thể diễn biến nặng lên dẫn tới viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) làm suy giảm chức năng thận, rất nguy hiểm.
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời:
- Viêm thận bể thận cấp
- Áp xe quanh thận
- Nhiễm trùng huyết
- Suy thận cấp
- Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn
Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, xảy thai, nhiễm trùng sơ sinh…
Do vậy, điều quan trọng nhất là tất cả các bạn có dấu hiệu, triệu chứng của viêm đường tiết niệu, phải nhanh chóng điều trị kịp thời.
Sỏi thận:
Sỏi thận hay nói đúng hơn là sỏi đường tiết niệu có thể gặp ở bất cứ nơi nào trên hệ thống đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Những hạt này thường là các chất lắng cặn kết tinh và tụ quanh một hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% các hạt sỏi chứa chất canxi. Sau khi hình thành, chúng đi vào niệu quản. Cũng khoảng 90% các viên sỏi có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây “ách tắc giao thông”. Nhưng nếu lớn, chúng có thể làm tắc cả niệu quản và gây ra cơn đau thận ở bên hông phía sau, đau lan toả hướng xuống háng theo đường tiểu. Cơn đau thận đôi khi có các triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn kèm theo.
Bệnh hay xảy ra thứ phát sau khi bị các rối loạn chuyển hoá canxi như thừa vitamin D, loãng xương, tăng năng tuyến cận giáp trạng…
Lan Anh (Tổng hợp)
Loan đã bình luận
xin chào bác sĩ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Loan,
Hiện bạn đang thắc mắc thông tin về hệ tiết niệu cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận hỗ trợ tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
mymy đã bình luận
chế độ ăn uống dự phòng tái phát viêm đường tiết niệu?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn My,
Trường hợp viêm đường tiết niệu, bạn chú ý nên có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; kết hợp tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, duy trì chế độ dự phòng tốt; để tình trạng bệnh sớm ổn định và hạn chế tái phát.
* Thực phẩm nên ăn
– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, ớt chuông, ổi vì vitamin C có tác dụng hỗ trợ chống lại các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và ngăn ngừa sự tái phát.
– Trà thảo dược cũng tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: Trà gừng, bạc hà, râu ngô, mã đề giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
– Bữa ăn hàng ngày nên cung cấp đầy đủ rau xanh và các loại trái cây tươi. Rau củ quả và một số loại hạt là những thực phẩm lành mạnh nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng cho hệ tiết niệu.
* Thực phẩm không nên ăn
– Không nên hấp thụ các thực phẩm đã được chế biến sẵn, những đồ ăn nhanh, pho mát
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa, socola
– Các chất kích thích như chè, cà phê hoặc đồ uống có cồn, có ga cần được đưa ra khỏi danh sách trong ăn uống hàng ngày
– Đồ ăn cay nóng càng hạn chế càng tốt
– Hạn chế ăn mặn hoặc quá ngọt.
Kèm theo đó bạn kết hợp sử dụng Niệu Bảo giúp ổn định tình trạng viêm đường tiết niệu và dự phòng tái phát.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
hoang Phuc đã bình luận
Thưa chuyên gia tôi đã đi khám bị viêm đường tiết niệu dù đã điều trị rất lâu nhưng chứ khỏi rất mong chuyên gia giúp đỡ ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Phúc.
Qua những thông tin anh chia sẻ, anh cũng đã đi khám Bác sĩ, hiện anh đang bị Viêm đường tiết niệu. Đây là bệnh cấp tính, cần điều trị sớm và triệt để tránh bị tái đi tái lại nhiều lần, dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu mạn tính khó điều trị. Để cải thiện tình trạng này, anh dùng thuốc điều trị theo đơn của Bác sĩ. Bên cạnh đó có thể dùng thêm sản phẩm Niệu Bảo, với thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải cặn đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Ngoài ra chú ý chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước từ 2-2,5 lit/ngày… Hạn chế chất kích thích rượu bia, đồ chua cay nóng.
Nếu tình trạng vẫn không ổn định anh nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!