Đi tiểu là một tác động theo ý muốn có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo).
Cơ vòng trong còn có tên là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thương, không bị vướng mắc. Thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bí tiểu.
Nguyên nhân gây bí tiểu, khó tiểu?
Bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang có từ 250ml-800ml sẽ gây kích thích buồn tiểu; lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng 20ml/giây. Tiểu lâu, hay tiểu khó là biểu hiện của sự kháng cự của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống; thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Hệ thống tiết niệu trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bàng quang hoạt động bình thường, nhưng các cơ vòng nhẵn (tức là cổ bàng quang) không giãn nở cũng sẽ gây bí tiểu. Nguyên nhân khiến cổ bàng quang không giãn nở là: mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống; cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang; chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.
Và cuối cùng, nếu niệu đạo mất thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.
Nói tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tiểu lâu, tiểu khó, như:
Các nguyên nhân chung thường là: các bệnh do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống; sau chấn thương có vỡ xương chậu; sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang; các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang… hoặc do viêm nhiễm lâu ngày.
Riêng với phụ nữ, ngoài những nguyên nhân chung như trên còn có thể gặp một số nguyên nhân khác như: do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng…, do có thai…
Đối với nam giới, ngoài nguyên nhân chung kể trên, tiểu lâu, tiểu khó còn có thể do: sỏi bàng quang hoặc niệu đạo; viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt ở người già; chấn thương niệu đạo; chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo.
Điều trị cách nào?
Khi gặp các nguyên nhân trên, bạn cần đi khám chuyên khoa thận – tiết niệu hoặc khám nam khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh bí tiểu, tiểu khó, có như thế việc điều trị bệnh mới dứt điểm và hiệu quả.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có cách xử lý thích hợp. Chẳng hạn, nếu khó tiểu, bí tiểu do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống… bệnh nhân phải được thông tiểu ngay, đó là các biện pháp phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo: Sức khỏe & đời sống
Huyền trang đã bình luận
Chào bác sĩ em tên trang năm nay 18 tuổi dạo này em hay bị khó tiểu, không tiểu được và khi tiểu rất ít, đôi khi cảm giác buốt, rắt. Nên là bác sỹ có thể tư vấn cho em được không ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Trang
Theo những thông tin bạn cung cấp, rất có thể hiện bạn đang có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nhé! Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Bệnh thường có nguy cơ tái phát nhiều lần.
trong trường hợp này bạn nên sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Trà my đã bình luận
Chao bs, Cháu bị đi tiểu khó, Khi uống nhiều nc thì thấy bang quang k buồn đi mà fải rặn, dòng nc tiểu thì yếu và nhiều lúc k đi dc Cháu đi khám ở bv r nhưng k bị s nhưng bs lại chuẩn đoán viêm dg tiet nieu và cho thuốc ks ,nhưng bh cháu k còn cảm giác buồn tiểu ns và cg k di dc cháu sợ phải phẫu thuật
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Trà My
Theo thông tin chị chia sẻ rất có thể chị đang gặp tình trạng viêm đường tiết niệu chị ah. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Bệnh thường có nguy cơ tái phát nhiều lần.
Trong trường hợp mình đã đi khám bác sĩ kết luận viêm đường tiết niệu chị nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ và dùng kèm Niệu Bảo liều 6 viên/ ngày chia 2 lần trong tuần đầu tiên, sang tuần thứ 2 giảm liều 4 viên duy trì trong 1 tháng để tái tạo niêm mạc đường tiểu tốt nhất nhé.
Chị nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Nếu tình trạng vẫn tái diễn, chị nên sắp xếp thời gian đi tái khám nhé!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
LINH đã bình luận
Chào bác sĩ. Em năm nay 19t. Khi đi tiểu xong thì e mới có cảm giác nhói như buồn tiểu nhưg k tiểu đc nữa. Hiện tượng này mới chỉ xảy ra 2 hôm nay thôi ạ. Cho e hỏi bệnh đó là gì, nguy hiểm ko có cần đến bv khám ko cũg như cách điều trị ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Linh
Bạn vui lòng chia sẻ thêm bạn có gặp các triệu chứng khác như buốt, rát đường tiểu, nước tiểu đục hay có màu bất thường, đau tức vùng bụng dưới hay vùng eo lưng, thắt lưng không?
Thời gian gần đây bạn có ăn đồ cay nóng hay uống ít nước không?
Theo những triệu chứng bạn cung cấp rất có thể bạn đang có dấu hiệu của bệnh lý viêm đường tiết niệu nhé.
Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, có thể kết hợp dùng viên uống Niệu Bảo giúp làm mát cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm và lợi tiểu để giúp đường tiểu thông thoáng hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu tái phát. Bạn theo dõi trong 1-2 ngày tới nếu tình trạng bệnh không giảm bạn nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Giang đã bình luận
Cho e hỏi, người nhà bị căng bàng quang, nhưng không tiểu dc, có cách nào ko ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Giang!
Hiện tượng khó tiểu, bí tiểu ở đường tiểu thường là triệu chứng của sự viêm nhiễm niệu đạo, nhưng cũng có thể do bàng quang hoặc niệu đạo có vật cản trở làm tắc nghẽn. Đôi khi, việc khó tiểu có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý hoặc yếu tố kích thích bàng quang.
Trước mắt, người nhà bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Nếu các triệu chứng vẫn chưa cải thiện, hoặc kèm theo triệu chứng bất thường như sốt, bí tiểu hoàn toàn, tiểu buốt rát, người nhà bạn cần đi khám kiểm tra sớm nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
phuong vu đã bình luận
Bệnh nhân mới mổ xong mắc tiểu nhưng khó tiểu thì có biện pháp nào kg
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Vũ!
Sau khi phẫu thuật trĩ, người bệnh thường khó tiểu tiện, như đi tiểu tiện đau và khó đi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đối với từng nguyên nhân nên dùng những liệu pháp tương ứng. Phương pháp điều trị hiện nay: người bệnh có thể chườm nóng bụng dưới kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng, sau phẫu thuật cho uống một lượng nước thích hợp, người bệnh có thể sử dụng phương pháp ám thị phản xạ có điều kiện, như cho họ nghe tiếng nước chảy để buồn tiểu tiện. Hiệu quả của liệu pháp châm cứu rất lớn, có thể châm các huyệt túc tam lý, tam âm giao, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền,…. Nếu các liệu pháp trên đều thất bại thì cách cuối cùng là phẫu thuật niệu đạo. Vậy hiện nay bạn cố gắng theo dõi và cố gắng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!