Đi tiểu là một tác động theo ý muốn có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo).
Cơ vòng trong còn có tên là cơ vòng nhẵn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, còn cơ vòng ngoài chịu sự chi phối của não. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thương, không bị vướng mắc. Thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bí tiểu.
Nguyên nhân gây bí tiểu, khó tiểu?
Bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang có từ 250ml-800ml sẽ gây kích thích buồn tiểu; lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng 20ml/giây. Tiểu lâu, hay tiểu khó là biểu hiện của sự kháng cự của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp: mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống; thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Hệ thống tiết niệu trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bàng quang hoạt động bình thường, nhưng các cơ vòng nhẵn (tức là cổ bàng quang) không giãn nở cũng sẽ gây bí tiểu. Nguyên nhân khiến cổ bàng quang không giãn nở là: mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống; cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính; cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang; chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.
Và cuối cùng, nếu niệu đạo mất thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.
Nói tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tiểu lâu, tiểu khó, như:
Các nguyên nhân chung thường là: các bệnh do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống; sau chấn thương có vỡ xương chậu; sau mổ vùng bàng quang, sỏi bàng quang; các bệnh ở vùng bàng quang như: các khối u, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang… hoặc do viêm nhiễm lâu ngày.
Riêng với phụ nữ, ngoài những nguyên nhân chung như trên còn có thể gặp một số nguyên nhân khác như: do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng…, do có thai…
Đối với nam giới, ngoài nguyên nhân chung kể trên, tiểu lâu, tiểu khó còn có thể do: sỏi bàng quang hoặc niệu đạo; viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt ở người già; chấn thương niệu đạo; chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo.
Điều trị cách nào?
Khi gặp các nguyên nhân trên, bạn cần đi khám chuyên khoa thận – tiết niệu hoặc khám nam khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh bí tiểu, tiểu khó, có như thế việc điều trị bệnh mới dứt điểm và hiệu quả.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có cách xử lý thích hợp. Chẳng hạn, nếu khó tiểu, bí tiểu do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống… bệnh nhân phải được thông tiểu ngay, đó là các biện pháp phẫu thuật lấy sỏi, giải quyết sự chèn ép đường tiểu hoặc dùng các ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang cho nước tiểu thoát ra ngoài. Các nguyên nhân khác có thể dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo: Sức khỏe & đời sống
cuong đã bình luận
Con chào Bác sĩ. Bác sĩ cho con hỏi tại sao con mắc tiểu mà khi đi thì mãi mới đi được ít một, tiểu khó, không ra nước tiêu nhưng vẫn buồn đi. Con thấy khó chịu quá. Mong Bác tư vấn giúp. Con xin cám ơn nhiều ah.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Cường!
Với những thông tin, triệu chứng anh chia sẻ, biểu hiện tiểu khó, tiểu rắt, khó chịu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong viêm đường tiết niệu, sỏi thận, u bàng quang…Trong trường hợp này, anh có thể dùng thêm sản phẩm Niệu Bảo, với thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải cặn đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Bên cạnh đó chú ý chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước từ 2-2,5 lit/ngày… Hạn chế chất kích thích rượu bia, đồ chua cay nóng.
Nếu tình trạng vẫn không ổn định anh nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!
lam đã bình luận
Chào Bác sĩ. Sao con mắc tiểu, mà lúc đi giống như bị mắc lại, tiểu khó, đứng một lúc mới đi được, tức tức bụng dưới. Không biết con có bị bệnh gì không?
Mong chuyên gia tư vấn giúp con, con cám ơn nhiều.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Lâm,
Với những thông tin, triệu chứng anh chia sẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu khó, ngắt quãng, tức bụng dưới…Trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong viêm đường tiết niệu, sỏi thận, u bàng quang…Trong trường hợp này, anh có thể dùng thêm sản phẩm Niệu Bảo, với thành phần từ Kim tiền thảo, Kim ngân hoa và ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải cặn đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Bên cạnh đó chú ý chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước từ 2-2,5 lit/ngày… Hạn chế chất kích thích rượu bia, đồ chua cay nóng.
Nếu tình trạng vẫn không ổn định anh nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp.
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe!
Mai hoa đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi: Hôm nay em đi tiểu xong thấy mình đái xong mà vẫn có cảm giác buồn đi nữa, không đi hết, cảm giác tiểu khó. Không biết em có bị sao không? Tư vấn giúp em cách khắc phục như nào? Em cám ơn nhiều.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Hoa,
Qua những thông tin, triệu chứng chị chia sẻ, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu khó, tiểu không hết…Trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, nóng trong… Trong trường hợp này chị có thể sử dụng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, hạn chế tái phát chị nhé!
Bên cạnh đó chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, tiếp tục theo dõi. Nếu tình trạng vẫn không ổn định chị nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần thêm thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ tổng đài 18001723 (miễn cước gọi trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe!
nguyễn thu đã bình luận
Chào Bác sĩ. 2 ngày nay, em bị tức bụng dưới, sáng dậy em đi tiểu rồi nhưng vẫn thấy khó chịu vẫn có cảm giác buồn đi nhưng không thể nào đi được nữa. Nước tiểu vẫn màu vàng bình thường. Không biết em có đang bị bệnh gì nguy hiểm không? Tư vấn giúp em, em cám ơn nhiều!
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Thu!
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu rắt, tức bụng dưới…trong đó tỉ lệ cao thường gặp trong các bệnh lý đường tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang… Trong trường hợp này chị có thể sử dụng thêm viên uống Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu ổn định triệu chứng, hạn chế tái phát chị nhé!
Chị nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, tiếp tục theo dõi. Nếu tình trạng vẫn không ổn định chị nên đi khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Cần thêm thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ tổng đài 18001723 (miễn cước gọi trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe!
Phan thị tố nga đã bình luận
Con của em mới 7 tháng tuổi nhung cách đau 3 ngày cháu đi tiểu ra màu hồng phấn ở bỉm.khoảng 2 tuần trở lại đay cháu đi tiểu ít. Vạy cho e hỏi con e có bị sao không a.
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Nga,
Tiểu hồng đỏ, tiểu rắt, tiểu ít ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tỉ lệ cao do viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố nhiễm khuẩn ngược dòng và cơ địa nóng trong gây ra các tổn thương trên niêm mạc đường tiểu, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiểu. Chị chú ý cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, mặc quần áo thoáng mát, chú ý vệ sinh cá nhân cho bé. Ngoài ra, kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Trường hợp của bé nhà 7 tháng tuổi bị viêm đường tiết niệu, chị có thể cho bé dùng Niệu Bảo với liều 1 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, bé nhỏ chị có thể nghiền ra pha nước cho bé uống chị nhé!
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của bé, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!