Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) được coi là bệnh nhiễm trùng thường gặp, gây ra do vi khuẩn gây bệnh vào lỗ tiểu và phát triển hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư ở đây. Để hiểu thêm về bệnh này, bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa
Đường tiểu hay còn được gọi là đường tiết niệu gồm 2 quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thông thường nước tiểu vốn vô trùng, cấu tạo đặc biệt ở bàng quang gắn vào thành bàng quang có tác dụng như van chống trào ngược ngăn cản nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Khi vi khuẩn vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc định cư ở đây gây nên hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. Tất cả mọi người đều có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu.
2. Phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp, ví dụ như niệu đạo, bàng quang. Nếu có những dấu hiệu của bệnh thì cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể nặng hơn và dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận).
Sau đây là 3 dạng điển hình của bệnh:
Viêm niệu đạo
Đây là dạng viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu, đôi khi xuất hiện mủ. Đối với nam giới xuất hiện cả hiện tượng chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật. Ví dụ điển hình là bệnh lậu, nam giới mắc bệnh có mủ ở lỗ sáo.
Viêm bàng quang
Là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất, gây nên hiện tượng đau tức bụng dưới, nước tiểu khai, đôi khi là tiểu ra máu.
Viêm thận-bể thận cấp
Có thể nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ máu. Bệnh này dễ làm suy giảm chức năng thận, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là nguyên nhân gây nên 80% trường hợpbị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn. Chúng thường xuất hiện ở đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục. Phụ nữ có thể dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.
Các vi khuẩn khác gây bệnh bao gồm: Staphylococcus saprophyticus (5-15% trường hợp), Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis. Nam giới và phụ nữ nếu nhiễm Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis đều có thể truyền vi khuẩn này cho bạn tình trong khi giao hợp gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn này.
Giao hợp cũng có thể gây nên hiện tượng này ở một số nữ giới vì lý do không rõ ràng. Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo thường dễ nhiễm trùng hơn và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng có thể làm tăng phát triển E. coli trong âm đạo. Vi khuẩn này sau đó có thể đi vào niệu đạo.
Yếu tố gây bệnh cũng có thể do thủ thuật thông tiểu, nếu ống thông lưu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Ở trẻ nhũ nhi, nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn từ tã lót dính phân có thể đi vào đường tiểu. Ngay cả ở thiếu nữ nếu có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước sau khi đại tiện cũng dễ mắc bệnh hơn.
Yếu tố nguy cơ
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Tắt nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi hoặc u xơ tiền liệt tuyến
- Bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng xuất nước tiểu của bàng quang làm cho bàng quang luôn có nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện
- Dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang-niệu quản
- Suy giảm miễn dịch
- Đái tháo đường
- Hẹp bao quy đầu
- Có thai hoặc mãn kinh
- Sỏi thận
- Giao hợp với nhiều
- Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương
- Bất động lâu ngày ví dụ như chấn thương, bại liệt
- Uống ít nước
- Chứng són phân
- Một số nhóm máu tạo điều kiên cho vi khuẩn dễ bám vào tế bào lót mặt đường tiểu gây bệnh
4. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
Triệu chứng ở trẻ
Ở trẻ nhỏ, bệnh nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) gây ra các triệu chứng như sau:
- Tiêu chảy
- Khóc nhiều và không dỗ nín được
- Chán ăn
- Sốt
- Buồn nôn và nôn mửa
Đối với trẻ lớn hơn có những triệu chứng
- Đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng ở thận)
- Tiểu rắt
- Són nước tiểu
- Tiểu buốt, đau khi đi tiểu đặc biệt là trẻ trai
- Đau vùng bụng dưới
- Nước tiểu đục đôi khi có máu hoặc có mùi bất thường
Triệu chứng ở người lớn
Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, người lớn khi mắc bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Đau lưng
- Tiểu máu
- Nước tiểu đục
- Tiểu khó mặc dù rất muốn tiểu
- Sốt
- Tiểu nhiều lần
- Cảm giác toàn thân không được khỏe
- Tiểu đau
- Giao hợp đau
Khi bị nhiễm trùng đường tiếu niệu trên có triệu chứng:
- Ớn lạnh
- Sốt cao
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau vùng hạ sườn
5. Biến chứng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh có thể gây ra các biến chứng dưới đây:
- Viêm thận bể thận cấp
- Áp xe quanh thận
- Nhiễm trùng huyết
- Suy thận cấp
- Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn
- Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh
6. Chuẩn đoán và điều trị
Chuẩn đoán
Dựa vào những triệu chứng trên để bác sĩ có thể khám xét và làm xét nghiệm. Sử dụng que thử nước tiểu nhanh cũng là một cách sàng lọc. Ngoài ra cần làm một số xét nghiệm như:
- Phân tích nước tiểu: hóa sinh, tế bào
- Cấy nước tiểu
- Cấy máu
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm hoặc chụp X quang để phát hiện các dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu…
Vì rất nhiều trẻ em bị viêm bàng quang thường có một bất thường giải phẫu nào đó tạo điều kiện cho nhiễm trùng, vì các nhiễm trùng này có thể phòng ngừa được và cũng vì biến chứng lâu ngày của NTĐT tái diễn nếu không được điều trị. Do đó cần làm các xét nghiệm này gồm siêu âm thận và đường tiểu cũng như chụp X quang có thuốc cản quang khi trẻ đi tiểu (chụp quàng quang niệu quản khi tiểu).
Những đối tượng sau bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng phương pháp này:
- Bé gái trên 5 tuổi có hai hoặc nhiều lần nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tất cả trẻ trai ngay khi bị nhiễm lần đầu tiên
- Tất cả những trẻ có sốt khi mắc nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị mắc bệnh
Điều trị
Trong trường hợp viêm bàng quang dạng nhẹ có thể lành mà không cần điều trị, nhưng chúng đều có thể gây ra biến chứng nặng nề do đó các bác sĩ khuyến cáo dù bị nặng hay nhẹ cũng nên điều trị kĩ càng. Liệu trình cũng như loại thuốc tùy thuộc vào loại vi khuẩn cũng như vị trí nhiễm trùng.
Khi điều trị, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng điều trị cần từ 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận.
Nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật.
Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn (3 hoặc nhiều lần trong 1 năm) có thể điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.
7. Phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Uống nhiều nước là cách phòng nhiễm khuẩn đường tiểu
Những biện pháp sau đây có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Tránh các chất có thể gây kích thích niệu đạo, chẳng hạn như nằm trong bồn tắm xà phòng, chất khử mùi tại chỗ.
- Vệ sinh sạch vùng sinh dục trước khi giao hợp
- Thay tã lập tức cho trẻ khi dính phân
- Uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu tống vi khuẩn có hại ra ngoài
- Không nên nhịn tiểu trừ trường hợp theo có lời khuyên của bác sĩ
- Tắm vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn tắm
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp
- Tập cho các bé thói quen lau hậu môn từ trước ra sau khi đi vệ sinh
- Vitamin C cũng có khả năng giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nếu phụ nữ đang ở tuổi sinh họat tình dục mà thường xuyên mắc bệnh thì nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế ảnh hưởng tới lỗ niệu đạo.
- Với trẻ em cần tuân theo các hướng dẫn trong phần xét nghiệm ở trên để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ nhằm kiểm soát bệnh và các biến chứng lâu dài của nó.
Nieubao.vn
Quỳnh đã bình luận
vi khuẩn nào thường gây nhiễm trùng đường tiết niệu
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Quỳnh,
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu khá đa dạng nhưng chủ yếu gây nên do vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu ví dụ như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma… Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S.saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Ngoài ra người ta còn gặp trong các trường hợp bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.
Cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn bạn nhé!
Ngọc đã bình luận
Cho e hỏi sau khi quan hệ. E có cảm giác đi tiểu nhiều hơn trubg bình 1-2h lần, tiểu rắt có phải là bị bệnh không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Tiểu rắt sau quan hệ có thể do kích thích cơ trơn bàng quang niệu đạo trong quá trình giao hợp, hoặc cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan như: viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo… Trước mắt, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày như: uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích, chú ý chế độ vệ sinh, và theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt vẫn tái diễn, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp dự phòng yếu tố viêm nhiễm.
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!
Minh đã bình luận
Xin chao chuyen gia e muôn co mot câu hoi mong chuyen gia giải đáp dùm e ạ.nam nay e 27 tuổi .e đi tiểu có cảm giác như là có cái j đó ngăn chặn ở chỗ lỗ tiểu ạ.có rát ạ.e tìm hiểu trên mạng thì triệu chứng e bị k trùng voi trên mạng ví dụ nhu bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu .có lân e đang đi tiểu e ngắt quãng k tiểu nữa thì lại thấy đỡ va k có cảm giác ban dau nua ạ. Va e cu tiep tục nhu vay .e van khoe manh va lam viec binh thường .mong chuyen gia giai dap dum e
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Minh
Theo triệu chứng anh chia sẻ rất có thể anh đang gặp tình trạng viêm đường tiết niệu hoặc có sỏi tiết niệu dẫn đến các triệu chứng bệnh anh đang gặp phải.
Trong trường hợp này anh nên đi khám xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất anh nhé. Bên cạnh đó anh có thể kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo được bào chế từ thảo dược có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng đi tiểu, hạn chế tái phát bệnh và hạn chế bệnh tái phát anh nhé.
Niệu Bảo anh nên dùng 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé:
http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp anh về trường hợp của mình, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
dat đã bình luận
Em co hiện tượng ra dịch trong suôt. Đi tiêu buôi sang nước tiêu đục đê lắng cặn. Em không co hiện tượng tiêu buôt. Đã đi xet nghiêm lậu nhưng không tim thấy. Nhưng trươc hôm xet nghiêm em co uông azithromicin. Cho em hỏi em bị lam sao kêt quả xet nghiem lieu co chinh xac
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào anh Đạt,
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Nước tiểu đục có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống hàng ngày, thực phẩm hoặc nhóm thuốc đang sử dụng, hoặc cũng có khi là dấu hiệu một số bệnh lý liên quan hệ tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate… Trường hợp của anh có dùng kháng sinh trước khi làm xét nghiệm, có thể ảnh hưởng đến kết quả anh nhé! Anh nên thông báo với bác sĩ về nhóm thuốc anh sử dụng trước khi làm xét nghiệm.
Trường hợp của anh, chú ý uống đủ 2l nước/ ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Kết hợp sử dụng thêm Niệu Bảo với các thành phần thảo dược như Kim tiền thảo, Kim ngân hoa kết hợp ImmuneGamma giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, giúp đào thải tủa đục ra ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay hình thành sỏi cặn tiết niệu.
Cần tư vấn thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Chúc anh và gia đình sức khỏe!
mẫn đã bình luận
chào bác sĩ ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Mẫn,
Hiện bạn đang thắc mắc thông tin về hệ tiết niệu cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận hỗ trợ tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!