Bệnh giang mai là chứng bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Giang mai có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng bệnh giang mai ở phụ nữ.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở phụ nữ
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể. Dưới đây là một số con đường lây lan chứng bệnh giang mai ở phụ nữ:
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường lây lan chiếm đến hơn 95% các trường hợp. Trong thời gian này trên bề mặt da hoặc niêm mạc bị tổn thương có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai rất dễ lây truyền cho đối phương qua quan hệ tình dục.
Lây từ mẹ sang con
Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén mà mắc bệnh giang mai có thể thông qua thai nhì và tĩnh mạch rốn đi lây truyền cho thai nhi gây viêm tử cung, hiện tượng thường xảy ra đối phụ nữ mang thai sau 4 tháng.
Hôn hoặc bú sữa (thường ít gặp)
Nước bọt, tinh dịch, sữa của bệnh nhân mắc bệnh giang mai cũng có khả năng lây truyền nhất định. Những vật dụng như khăn tắm, dụng cụ ăn uống, bàn chải, dao lam, đầu thuốc mà bị chất dịch của bệnh nhân giang mai nhiễm sang
Xem thêm: Nguyên nhân gây giang mai ở nữ giới
Triệu chứng, biểu hiện bệnh giang mai ở phụ nữ
Giai đoạn đầu
Cơ thể xuất hiện vết loét nhỏ gọi là săng, săng được hình thành nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên âm hộ, tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Giai đoạn đầu săng không gây đau đớn trừ khi bị bội nhiễm. Nếu săng xuất hiện khi nào tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập.
Thông thường, sau khi nhiễm trùng 10-90 ngày, săng mới xuất hiện. Đối với phụ nữ thì săng sẽ tự biến mất trong 3-6 tuần sau khi xuất hiện bất kể nó có được điều trị hay không.
Giai đoạn thứ hai
Thời kỳ này xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào cơ thể. Xuất hiện hạch lan tỏa toàn thân nhưng không đau và có thể di động khắp cơ thể.
Triệu chứng bao gồm: Phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuy không gây ngứa nhưng có cảm giác thô ráp khi sờ vào, nó cũng có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ. Chúng có thể xuất hiện ở những nơi khác như quanh cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng.
Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Rụng tóc
- Đau cơ bắp
Trong giai đoạn này, chị em có thể lây truyền bệnh cho các đối tác tình dục của mình nếu không có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
Giai đoạn tiềm ẩn
Ở giai đoạn này các tác dụng phụ của bệnh giang mai ở phụ nữ dường như biến mất, người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài và nhiễm trùng không thể lây sang người khác. Tuy nhiên người bệnh có thể trở lại giai đoạn thứ cấp bất cứ lúc nào.
Giai đoạn cuối
Những triệu chứng của bệnh giang mai đối với người phụ nữ trong giai đoạn này chỉ xuất hiện nếu bệnh không được điều trị. Các triệu chứng nặng, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí tử vong. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau một vài năm hoặc sau 20 năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.
Phòng bệnh giang mai ở phụ nữ
Dưới đây là một số lời khuyên để phòng bệnh giang mai hiệu quả:
- Phương pháp phòng chống hiệu quả nhất đó là có cuộc sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với người lây bệnh và chung thủy một vợ một chồng.
- Trong thời kỳ mẹ mắc bệnh giang mai không nên có con vì sẽ gây biến chứng cho thai nhi hoặc sẩy thai.
- Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
- Giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm một số bệnh qua đường tình dục.
- Không sử dụng chung khăn tắm với người bị mắc bệnh giang mai.
Nguồn: Benhxahoi