Bệnh giang mai nguy hiểm với cả nam giới và nữ giới. Đối với nam giới nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn lây truyền cho người thân theo đường tình dục và một số con đường khác. Khi có những dấu hiệu của bệnh cần đến những trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây giang mai ở nam giới
Nguyên nhân gây bệnh chính là do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum). Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động:
- Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc
- Di động qua lại như một quả lắc đồng hồ
- Di động lượn sóng
Trong môi trường ẩm ớt cả 3 loại di động này có thể tồn tại và kéo dài đến 2 ngày
2. Triệu chứng giang mai ở nam giới
Ở giai đoạn 1
Xoắn khuẩn xâm nhập vào lớp da và lớp niêm mạc với thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần. Nó xâm nhập vào bên trong và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…
Những tổn thương ban đầu đó chính là nốt ban lan dần ra ngày một rộng hơn và hình thành các vết loét có đường kính từ 1 – 2 cm, xung quanh nổi hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ không có triệu chứng.
Ở giai đoạn 2
Săng giang mai sau khi xuất hiện từ 6 – 8 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với triệu chứng thông thường là:
- Sốt
- Hạch bạch huyết sưng to
- Đau đầu
- Đau cơ
- Đau khớp
- Chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi
- Niêm mạc da xuất hiện nốt ban có hình cánh hoa hồng, mụn mủ
- Nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi, khoang miệng, quy đầu
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như rụng tóc, rụng lông, nốt ban giảm màu hoặc chuyển sang thâm. Các tổn thương trên dần lan rộng nhưng cảm giác ngứa không rõ ràng. Giai đoạn này khả năng lây bệnh cao nên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Ở giai đoạn này không bị lây bệnh.
Đặc điểm của củ giang mai: Có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu các củ, gôm khu trú ở các tổ chức quan trọng và không được điều trị kịp thời, tích cực có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
3. Điều trị giang mai ở nam giới
Việc điều trị cần chuẩn đoán bệnh chính xác, điều trị cần theo dõi cũng như xét nghiệm và kiểm tra với bạn tình của người bệnh. Việc điều trị càng sớm càng mang lại hiệu quả cao và khả năng khỏi hoàn toàn có thể lên tới 90%.
Thời kỳ tiền ẩn giai đoạn 1 chú ý theo dõi để tránh tái phát, sau một đợt điều trị cần khám 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm sai đó nửa năm khám lại 1 lần trong vòng từ 2 – 3 năm, Nếu thấy xuất hiện hiện tượng tái phát cần tăng thêm liều lượng.
Người bệnh cần tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ thì bệnh mới nhanh thuyên giảm được, Quá trình điều trị nên kiểm tra cả vơ hoặc chồng của người bệnh. Sau khi điều trị cần tái khám theo định kì, nếu có biểu hiện tái phát cần tăng lượng kháng sinh điều trị.
Xem thêm: Điều trị bệnh giang mai
Phòng ngừa bệnh giang mai nam giới
Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh giang mai ở nam giới:
- Tuyên truyền về phòng chống bệnh giang mai cũng như các bệnh tình dục khác để mọi người có thêm hiểu biết về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo, sát trùng…
- Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không nên quan hệ bừa bãi và không sử dụng các biện pháp tình dục an toàn.
- Tránh tiếp xúc với những đồ đạc dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh: Ngoài lây lan qua con đường quan hệ tình dục, virus giang mai con có thể lây nhiễm qua các con đường khác: như thông qua các dụng cụ và đồ dùng của người mắc bệnh.
- Tăng cường tập luyện thể dục để tránh xa bệnh tật
- Khi có các triệu chứng cần đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị
Theo SKDS