Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra cũng có thể có trường hợp lây bệnh từ mẹ sang con, lây qua đường máu. Người mắc bệnh giang mai có các triệu chứng như xuất hiện các nốt sẩn, mảng sẩn, các nốt ban đỏ… Cách tốt nhất để phòng tránh chứng bệnh này là thực hiện biện pháp phòng ngừa hiệu quả và điều trị khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh.
Dấu hiệu – Triệu chứng bệnh giang mai
Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu ở dây rốn. Chứng bệnh này được chia làm 3 giai đoạn. Cùng tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1
Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện giang mai và có biện pháp điều trị kịp thời. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm từ 7 – 60 ngày (thông thường là sau 21 ngày) người bệnh có các biểu hiện săng giang mai.
Săng giang mai là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu thịt đỏ tươi không có mủ. Kèm theo đó là các hạch ở bẹn
Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Nam giới săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, cũng có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng…
Giai đoạn 2
Giai đoạn này người bệnh có nhiều tổn thương nghiêm trọng niêm mạc, nổi mụn toàn thân. Xuất hiện các mảng sẩn, nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh phát triển sau giai đoạn 1 từ 4 -10 tuần bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên da mặt, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1 – 3 tuần nhạt dần và biến mất. Ban mọc ở 2 bên mạng sườn, ngực, bụng và chi trên.
Các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ có thể xuất hiện. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, mệt mỏi, sút cân, đau đầu, nổi hạch. Các triệu chứng này sau từ 3 – 6 tuần sẽ tự biến mất.
Các triệu chứng trên có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Đây gọi là giai đoạn giang mai kín tuy không có tổn thương trông thấy bên ngoài nhuwgn vẫn tiến triển âm thầm và sau đó tái phát với mức độ nặng hơn.
Giai đoạn 3
Nếu không được điều trị kịp thời có đến 60% người mắc bệnh có các triệu chứng sưng mủ và gây tổn thương tới các cơ quan khác như hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, thận… nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng và gây ra những tổn thương không thể chữa trị.
Gôm giang mai: Đây là những khối u sùi, thời kỳ này tổn thương ăn sâu và khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét. Khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu và không đau. Mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
Củ giang mai: Tổn thương gồ lên mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Chúng thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Chúng không tái phát trên sẹo cũ. Số lượng có thể đến vài chục cái, phát triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét rất lâu lành. Sau lành thường để lại sẹo.
Lưu ý: Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nhưng nếu điều trị sớm và đầy đủ thì kết quả khá tốt.
Biến chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như sau:
Chức năng co thắt giảm
Nguyên nhân là do giang mai gây tổn thương đốt thứ 2 – 4 ở lưng nên làm chức năng co thắt ở bàng quang bị rối loạn dẫn đến tình trạng bí tiểu và tiểu không kiểm soát.
Rối loạn cảm giác
Xuất hiện cảm giác đau nhức ở chi dưới, người bệnh có cảm giác đau nhói như bị dao cắt hoặc giống như bị giật mạnh như ong đốt, cơn đau không kéo dài và xuất hiện ngẫu nhiên. Bệnh phát triển ở giai đoạn cuối khó khăn cho việc đi lại
Gây tổn thương mát
Gây ra các dị thường ở đồng tử mắt khiến cho đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng, thần kinh thị giác bị tổn thương.
Tổn thương khớp
Bệnh giang mai gây tổn thương các khớp xương, gây thoát vị và gãy xương. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau các khớp như hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng…
Cơ quan nội tạng bị tổn hại
Các cơ quan như dạ dày bị thương tổn gây ra các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, buồn nôn, lồng ngực có cảm giác co thắt, người bệnh có thể đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản bị đau, khó nuốt…
Chữa trị bệnh giang mai
Giang mai nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có tiến triển tốt và khỏi hẳn. Dưới đây là phương pháp điều trị cho từng gtiai đoạn của bệnh
Giai đoạn đầu
- Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
- Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).
Giai đoạn biến chứng
- Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
- Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.
Lưu ý: Ở thời kỳ tiềm ẩn giai đoạn 1 cần phải chú ý theo dõi và tránh để tái phát. Sau điều trị cần khám lại 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm sau đó nửa năm khám lại 1 lần trong 2-3 năm
Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Để phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Tiến hành vệ sinh cơ qua sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
- Nên tránh tiếp xúc với các mô bị nhiễm và chất dịch cơ thể của người bệnh
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng là cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng bệnh này
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ
- Điều trị và thăm khám cần thực hiện cho cả bạn tình để tránh tái nhiễm sau khi điều trị và quan hệ trở lại
- Phụ nữ bị giang mai không nên mang thai khi chưa điều trị khỏi bệnh để tránh hiện tượng lây bệnh cho thai nhi.
- Thường xuyên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín chất lượng để kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
- Tránh quan hệ tình dục khi sử dụng các chất kích thích vì nó dễ khiến bạn mất tự chủ và không còn tỉnh táo trong việc ý thức phải tránh thai và phòng bệnh
- Nếu mắc bệnh giang mai hoặc nghi ngờ mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm để có biện pháp phòng và điều trị sớm.
Chế độ ăn cho người bệnh giang mai
Việc điều trị bệnh giang mai sẽ trở nên khó khăn hơn khi người bệnh có thể trạng kém. Vì vậy chế độ ăn cho người bệnh giang mai luôn được quan tâm, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng hàng ngày tốt cho người bệnh giang mai:
Cà rốt chứa nhiều vitamin A tốt cho người bệnh giang mai
- Người bệnh giang mai nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, rau bina, bắp cải, bông cải xanh, rau thơm, cải xoăn, cỏ linh lăng,..
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B2: Việc bổ sung các loại thực phẩm có hàm chứa nhiều vitamin B2 và vitamin C giúp bệnh nhân giang mai giảm bớt ảnh hưởng do vi khuẩn giang mai gây ra.
- Các thực phẩm chứ vitamin B6 vì chúng có vai trò tổng hợp chất béo thành acid, ức chế lượng chất béo dưới da, kích thích mọc tóc. Khoai tây, đậu, các trích, cam, vừng là những thực phẩm giàu vitamin B6
- Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia vì chúng rất có hại cho sức khỏe có thể khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh hơn. Do đó những người mắc bệnh giang mai không nên hút thuốc và uống rượu bia.
- Thực đơn hàng ngày không nên có nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao vì những thực phẩm này có tính kích thích. Mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, chất cay nóng đều nên hạn chế.
Xem thêm: Kiêng gì khi bị bệnh giang mai
Người bệnh có thế sử dụng một số loại thực phẩm chức năng tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc thực hiện tốt công tác dự phòng hàng ngày, giúp cho việc phòng tránh nguy cơ tái phát của bệnh giang mai.
Theo Benhxahoi