Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường bị ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu đều do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, chỉ khoảng từ 3-4cm, khi nhiễm khuẩn xâm nhập vào và khu trú ở đây gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Khi người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận.
Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bệnh
Nguyên nhân dễ dàng nhất giúp cho vi khuẩn phát triển đó là sự ứ đọng nước tiểu. Bà bầu khi mang thai thường hay bị tình trạng này. Nguyên nhân là do khối lượng của tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản..
Chính vì vậy, khi đi khám thai tại bệnh viện, các bà bầu nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ theo dõi, sớm phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu, và điều trị sớm, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.
Ảnh hưởng của một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai
1. Thể nhiễm khuẩn: Thể này thường không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó đoán bệnh.
Các bác sĩ sẽ làm ít nhất hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt, kết quả thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Khi mắc thể nhiễm khuẩn, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ rất cao.
2. Thể viêm bàng quang: Triệu chứng gây ra ở thể này là người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, có khi tiểu ra máu ở cuối bãi. Khi tiểu có cảm giác nóng bỏng, rát khi tiểu, cơ thể không sốt, cảm giác mệt mỏi khó chịu. Nó cũng có thể bị biến chứng thành viêm thận – bể thận cấp nếu không được chữa trị sớm.
3. Thể viêm thận – bể thận cấp: Thể này là thể nặng nhất. Thường ở thể này việc biểu hiện bệnh rất nhanh và rầm rộ, với các triệu chứng như: nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40 độ C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, cơ thể hốc hác, mệt mỏi li bì… Ngoài ra còn bị đau vùng thắt lưng bên phải, có khi đau âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Sản phụ trong trường hợp này cần phải được cấp cứu ngay tức khắc, nếu không kịp thời sẽ bị viêm thận – bể thận cấp và gây nên những biết chứng nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Sản phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận…thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non…
Những người có tiền sử bị bệnh viêm thận – bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết…. rất có nguy cơ bị thể viêm thận – bể thận cấp.
Điều trị viêm đường tiết niệu
Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.
Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không… Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai.. Nếu có nguy cơ xảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung…
Các biện pháp phòng bệnh
- Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh.
- Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện.
- Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau.
Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước, để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu. Theo lời khuyên của tổ chức y tế thế giới, phụ nữ mang thai nên uống khoảng 4 lít nước mỗi ngày, nhưng không nên vượt quá 4,8 lít/ngày.
Nieubao.vn
huyền đã bình luận
chào bác sĩ, em đang mang thai tháng thứ 7, hiện tiểu đau buốt rát
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Huyền,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Loan đã bình luận
Bác sỹ cho em hỏi. Tháng trước em xét nghiệm nước tiểu kiểm tra sức khỏe cơ quan, họ kết luận em bị viêm đường tiết niệu nặng, yêu cầu đi khám
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Loan,
Trường hợp của chị nên sắp xếp thời gian tái khám kiểm tra chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý. Chị chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát. Niệu Bảo có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp cùng đơn thuốc tây để tăng hiệu quả điều trị đều được chị nhé!
Trường hợp của chị có thể dùng Niệu Bảo với liều 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, chị có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán chị nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp chị về trường hợp của mình, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Cảm ơn chị, chúc chị sức khỏe!
Hồng lam đã bình luận
Hiện nay e có thai dc 32 tuần, đi khám bác sỹ bảo bị viêm đường tiết niệu, xin hỏi có ảnh hưởng lớn đến con không, và cách chữa bệnh thế nào ạ.
E xin chân thành cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Lam,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Phương đã bình luận
Cho e hỏi e bị viêm bàng quang trong khi mang thai thì fai làm sao ạ
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Phương,
Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến pH môi trường âm đạo và nước tiểu, cộng với cơ địa nóng trong cho nguy cơ mắc Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Trong trường hợp này chị nên đi khám kiểm tra và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chị nên chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ nóng, chú ý chế độ vệ sinh cá nhân để tình trạng bệnh sớm ổn định chị nhé!
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Mai đã bình luận
Alo,em bị đau lưng em đi khám thì bác sĩ bảo em bị viêm đường tiết niệu
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn Mai,
Trường hợp bị viêm đường tiết niệu, bạn chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng, tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Liều dùng Niệu Bảo là 6 viên/ngày/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, trong 1 tuần để giảm nhanh các triệu chứng, sau giảm liều 4 viên/ngày/2 lần, trong 2-3 tuần tiếp theo để bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hiện Niệu Bảo đã được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau tham khảo địa chỉ nhà thuốc gần mình nhất có bán bạn nhé: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Để tư vấn cụ thể hơn giúp bạn về trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 để nhận tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!